12 “thần tướng” Việt khiến giặc nghe tên đã hồn xiêu phách lạc (2)

12 “thần tướng” Việt khiến giặc nghe tên đã hồn xiêu phách lạc (2)

Trần Khánh Dư, Phạm Ngũ Lão, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật… là những vị tướng thiên tài của nhà Trần nói riêng và Việt Nam nói chung. Họ được coi là những "thần tướng" trên chiến trường, chỉ nghe tên đã khiến quân giặc hồn xiêu phách lạc.
 
 

 Trần Khánh Dư (1240-1340): Mặc dù cuộc đời ông gây nhiều tranh cãi bởi lối sống tự do, lãng mạn, phóng khoáng, nhưng không thể phủ nhận, ông là vị tướng tài năng thiên bẩm, văn võ song toàn.
Trần Khánh Dư (1240-1340): Mặc dù cuộc đời ông gây nhiều tranh cãi bởi lối sống tự do, lãng mạn, phóng khoáng, nhưng không thể phủ nhận, ông là vị tướng tài năng thiên bẩm, văn võ song toàn.
Theo sử liệu, ngay từ lúc trẻ ông đã lập được nhiều chiến công hiển hách được phong đến chức Nhân Huệ Vương. Nhưng vì tình yêu ngang trái với công chúa Thiên Thuỵ, vợ của Võ Vương Nghiễn, con trai Trần Hưng Đạo, ông bị phạt đánh 100 roi, tước hết gia sản, đuổi về quê, làm nghề bán than.
Theo sử liệu, ngay từ lúc trẻ ông đã lập được nhiều chiến công hiển hách được phong đến chức Nhân Huệ Vương. Nhưng vì tình yêu ngang trái với công chúa Thiên Thuỵ, vợ của Võ Vương Nghiễn, con trai Trần Hưng Đạo, ông bị phạt đánh 100 roi, tước hết gia sản, đuổi về quê, làm nghề bán than.
Sau này, Trần Khánh Dư được vua Trần Nhân Tông tha tội, cho phục chức, cầm quân giết giặc lập công.
Sau này, Trần Khánh Dư được vua Trần Nhân Tông tha tội, cho phục chức, cầm quân giết giặc lập công.
Cuối năm 1287, dưới sự chỉ huy của ông, quân Trần đã đánh tan đoàn quân của nhà Nguyên do Trương Văn Hổ chỉ huy. Chiến thắng của Trần Khánh Dư khiến quân Nguyên rơi vào thế bị động. Trên đường rút lui, chúng đã bị Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão đánh cho tan tác. Thoát Hoan chui vào ống đồng trốn về nước.
Cuối năm 1287, dưới sự chỉ huy của ông, quân Trần đã đánh tan đoàn quân của nhà Nguyên do Trương Văn Hổ chỉ huy. Chiến thắng của Trần Khánh Dư khiến quân Nguyên rơi vào thế bị động. Trên đường rút lui, chúng đã bị Trần Hưng Đạo, Phạm Ngũ Lão đánh cho tan tác. Thoát Hoan chui vào ống đồng trốn về nước.
Trần Quang Khải (1241-1294) là con thứ ba của vua Trần Thái Tông. Ông là nhà quân sự, ngoại giao, nhà thơ lớn của dân tộc. Sinh thời, ông từng được phong tước Chiêu Minh đại vương, Tướng quốc Thái úy, Thượng tướng Thái sư, nắm giữ quyền nội chính.
Trần Quang Khải (1241-1294) là con thứ ba của vua Trần Thái Tông. Ông là nhà quân sự, ngoại giao, nhà thơ lớn của dân tộc. Sinh thời, ông từng được phong tước Chiêu Minh đại vương, Tướng quốc Thái úy, Thượng tướng Thái sư, nắm giữ quyền nội chính.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên lần thứ hai (1285) và thứ ba (1288), Trần Quang Khải là vị tướng chủ chốt thứ hai, chỉ sau Trần Quốc Tuấn, có nhiều công lao lớn trên chiến trường.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên lần thứ hai (1285) và thứ ba (1288), Trần Quang Khải là vị tướng chủ chốt thứ hai, chỉ sau Trần Quốc Tuấn, có nhiều công lao lớn trên chiến trường.
Ông chính là chỉ huy tối cao trong trận đánh tan quân Nguyên ở Chương Dương và Thăng Long, khôi phục kinh thành vào cuối tháng 5/1285, được sử sách đánh giá "là chiến công to nhất lúc bấy giờ".
Ông chính là chỉ huy tối cao trong trận đánh tan quân Nguyên ở Chương Dương và Thăng Long, khôi phục kinh thành vào cuối tháng 5/1285, được sử sách đánh giá "là chiến công to nhất lúc bấy giờ".
Trần Quang Khải còn là nhà ngoại giao tài giỏi, nhà thơ lớn của dân tộc. Trong số đó, nổi bật nhất là bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư nổi tiếng: "Chương Dương cướp giáo giặc /Hàm Tử bắt quân thù/ Thái bình nên gắng sức/ Non nước ấy ngàn thu".
Trần Quang Khải còn là nhà ngoại giao tài giỏi, nhà thơ lớn của dân tộc. Trong số đó, nổi bật nhất là bài thơ Tụng giá hoàn kinh sư nổi tiếng: "Chương Dương cướp giáo giặc /Hàm Tử bắt quân thù/ Thái bình nên gắng sức/ Non nước ấy ngàn thu".
Phạm Ngũ Lão (1255-1320). Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên lần thứ 2 năm 1285, Phạm Ngũ Lão cùng Trần Quang Khải tiến đánh Chương Dương, Hàm Tử, đập tan đội binh thuyền lớn của giặc và diệt quân Nguyên chiếm đóng Thăng Long. Sau đó, ông phục kích đánh địch ở Vạn Kiếp, chặn đường rút chạy lên biên giới phía Bắc của chúng.
Phạm Ngũ Lão (1255-1320). Trong cuộc kháng chiến chống quân Mông- Nguyên lần thứ 2 năm 1285, Phạm Ngũ Lão cùng Trần Quang Khải tiến đánh Chương Dương, Hàm Tử, đập tan đội binh thuyền lớn của giặc và diệt quân Nguyên chiếm đóng Thăng Long. Sau đó, ông phục kích đánh địch ở Vạn Kiếp, chặn đường rút chạy lên biên giới phía Bắc của chúng.
Trong kháng chiến chống quân Mông- Nguyên lần thứ ba (1287-1288), Phạm Ngũ Lão cùng các tướng bày trận phục kích đường rút lui của giặc trên sông Bạch Đằng, truy đuổi cánh quân của Thoát Hoan trên đường bộ.
Trong kháng chiến chống quân Mông- Nguyên lần thứ ba (1287-1288), Phạm Ngũ Lão cùng các tướng bày trận phục kích đường rút lui của giặc trên sông Bạch Đằng, truy đuổi cánh quân của Thoát Hoan trên đường bộ.
Ngoài ra, Phạm Ngũ Lão còn ba lần cất quân đi trừng phạt quân Ai Lao, hai lần Nam chinh đánh thắng quân Chiêm Thành.
Ngoài ra, Phạm Ngũ Lão còn ba lần cất quân đi trừng phạt quân Ai Lao, hai lần Nam chinh đánh thắng quân Chiêm Thành.
Theo những tư liệu lịch sử còn lưu lại đến nay, suốt sự nghiệp cầm quân lừng lẫy của mình, Phạm Ngũ Lão chưa hề thất bại, giặc chỉ nghe tên ông đã hồn xiêu phách lạc.
Theo những tư liệu lịch sử còn lưu lại đến nay, suốt sự nghiệp cầm quân lừng lẫy của mình, Phạm Ngũ Lão chưa hề thất bại, giặc chỉ nghe tên ông đã hồn xiêu phách lạc.
Trần Nhật Duật (1255 - 1330) là con trai thứ sáu của vua Trần Thái Tông. Ông là danh tướng nổi tiếng nhà Trần với những công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên lần thứ hai và thứ ba.
Trần Nhật Duật (1255 - 1330) là con trai thứ sáu của vua Trần Thái Tông. Ông là danh tướng nổi tiếng nhà Trần với những công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên lần thứ hai và thứ ba.
Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật chính là người chỉ huy quân đội nhà Trần đánh tan đội quân của Toa Đô ở cửa Hàm Tử năm 1285. Sách "Đại Việt sử ký toàn thư" chép rằng: “Công đánh giặc Nguyên, Nhật Duật lập được nhiều hơn cả”. Không những lập được những chiến công hiển hách trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông mà còn là một trong những nghệ sĩ danh tiếng nhất đời Trần.
Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật chính là người chỉ huy quân đội nhà Trần đánh tan đội quân của Toa Đô ở cửa Hàm Tử năm 1285. Sách "Đại Việt sử ký toàn thư" chép rằng: “Công đánh giặc Nguyên, Nhật Duật lập được nhiều hơn cả”. Không những lập được những chiến công hiển hách trong cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông mà còn là một trong những nghệ sĩ danh tiếng nhất đời Trần.
Đặc biệt ông còn là nhà ngoại giao tài năng và khôn khéo. Ông biết nhiều ngoại ngữ, thông thuộc văn hóa của nhiều vùng. Ông từng thu phục thủ lĩnh quân nổi loạn Trịnh Giác Mật ở Đà Giang, khiến sứ thần nhà Nguyên nể phục vì biết hết phong tục tập quán của họ. (Ảnh trong bài chỉ mang tính minh họa).
Đặc biệt ông còn là nhà ngoại giao tài năng và khôn khéo. Ông biết nhiều ngoại ngữ, thông thuộc văn hóa của nhiều vùng. Ông từng thu phục thủ lĩnh quân nổi loạn Trịnh Giác Mật ở Đà Giang, khiến sứ thần nhà Nguyên nể phục vì biết hết phong tục tập quán của họ. (Ảnh trong bài chỉ mang tính minh họa).
Mời độc giả xem video:4 người ở TP. Sa Đéc tụ tập ăn nhậu bị phạt 60 triệu đồng. Nguồn: THDT.

GALLERY MỚI NHẤT