12 loài động vật xấu xí có nguy cơ tuyệt chủng

12 loài động vật xấu xí có nguy cơ tuyệt chủng

(Kiến Thức) - Những con vật có ngoại hình vô cùng xấu xí như cá giọt nước, kền kền khoang cổ hay ếch mũi lợn... đang có nguy cơ tuyệt chủng cao. 

Ếch mũi lợn là loài khá béo, có màu tím, thường sống dưới hang trong lòng đất. Có lẽ vì vậy mà chúng có hình thù khá xấu xí. Loài này đang bị suy giảm và có nguy cơ tuyệt chủng do các cánh rừng bị tàn phá để trồng cà phê và các loài cây khác.
Ếch mũi lợn là loài khá béo, có màu tím, thường sống dưới hang trong lòng đất. Có lẽ vì vậy mà chúng có hình thù khá xấu xí. Loài này đang bị suy giảm và có nguy cơ tuyệt chủng do các cánh rừng bị tàn phá để trồng cà phê và các loài cây khác.
Cá mút đá trông giống như một ống chân không với răng. Loài này thuộc lớp không hàm và thường sống ký sinh trên các loại cá khác.
Cá mút đá trông giống như một ống chân không với răng. Loài này thuộc lớp không hàm và thường sống ký sinh trên các loại cá khác.
Khỉ mặt đỏ Uakari. Loài khỉ này không những mặt đỏ mà còn bị hói đầu. Chúng có nguy cơ tuyệt chủng cao vì thường xuyên bị săn bắt để lấy thịt hoặc sử dụng để làm mồi nhử cho các động vật lớn hơn.
Khỉ mặt đỏ Uakari. Loài khỉ này không những mặt đỏ mà còn bị hói đầu. Chúng có nguy cơ tuyệt chủng cao vì thường xuyên bị săn bắt để lấy thịt hoặc sử dụng để làm mồi nhử cho các động vật lớn hơn.
Chuột Cuban là một trong số ít loài động vật có vú có nọc độc. Nọc độc của chúng được tiết ra từ nước bọt nhằm vô hiệu hóa con mồi. Tuy nhiên, loài này cũng có nguy cơ tuyệt chủng cao vì chúng là con mồi thường xuyên của chó, mèo và cầy mangut.
Chuột Cuban là một trong số ít loài động vật có vú có nọc độc. Nọc độc của chúng được tiết ra từ nước bọt nhằm vô hiệu hóa con mồi. Tuy nhiên, loài này cũng có nguy cơ tuyệt chủng cao vì chúng là con mồi thường xuyên của chó, mèo và cầy mangut.
Ếch nước Titicaca. Loài này sống dưới hồ Titicaca và không bao giờ nổi lên mặt nước để thở, nặng tới 300 gram, da màu nâu nhạt, màu xanh lục hoặc đen.
Ếch nước Titicaca. Loài này sống dưới hồ Titicaca và không bao giờ nổi lên mặt nước để thở, nặng tới 300 gram, da màu nâu nhạt, màu xanh lục hoặc đen.
Kỳ nhông Axolotl. Loài kỳ nhông này được biết đến với cái tên "quái vật dưới nước". Loài kỳ nhông này có thể sống trong bể nuôi thủy sinh, bể cá hay trong phòng thí nghiệm. Nếu môi trường sống khô, cạn hết nước, chúng có thể biến thành một dạng có thể đi lang thang tìm môi trường mới.
Kỳ nhông Axolotl. Loài kỳ nhông này được biết đến với cái tên "quái vật dưới nước". Loài kỳ nhông này có thể sống trong bể nuôi thủy sinh, bể cá hay trong phòng thí nghiệm. Nếu môi trường sống khô, cạn hết nước, chúng có thể biến thành một dạng có thể đi lang thang tìm môi trường mới.
Linh dương Saiga là một loài động vật có sừng dựng đứng, là một trong những động vật có vú lâu đời nhất. Số lượng loài này suy giảm nhanh chóng vì mỗi mùa sinh sản, các con đực bước vào cuộc chiến khốc liệt giành con cái, và khoảng 97% con đực sẽ chết.
Linh dương Saiga là một loài động vật có sừng dựng đứng, là một trong những động vật có vú lâu đời nhất. Số lượng loài này suy giảm nhanh chóng vì mỗi mùa sinh sản, các con đực bước vào cuộc chiến khốc liệt giành con cái, và khoảng 97% con đực sẽ chết.
Cá giọt nước có thể được xem là động vật xấu xí nhất khi chúng có vẻ ngoài như một đống bầy nhầy. Loài này rơi vào nguy cơ tuyệt chủng bởi người dân đã vô tình đánh bắt và giết chết chúng quá nhiều.
Cá giọt nước có thể được xem là động vật xấu xí nhất khi chúng có vẻ ngoài như một đống bầy nhầy. Loài này rơi vào nguy cơ tuyệt chủng bởi người dân đã vô tình đánh bắt và giết chết chúng quá nhiều.
 Kỳ giông khổng lồ Trung Quốc là loài kỳ giông lớn nhất thế giới, dài đến 180 cm. Chúng là loài đặc hữu ở các suối núi đá và hồ ở Trung Quốc, nó được xem là loài cực kỳ nguy cấp do sự phá hủy môi trường sống, nạn ô nhiễm, khai thác quá mức cũng như nó được xem là loài bổ dưỡng và làm thuốc bắc.
Kỳ giông khổng lồ Trung Quốc là loài kỳ giông lớn nhất thế giới, dài đến 180 cm. Chúng là loài đặc hữu ở các suối núi đá và hồ ở Trung Quốc, nó được xem là loài cực kỳ nguy cấp do sự phá hủy môi trường sống, nạn ô nhiễm, khai thác quá mức cũng như nó được xem là loài bổ dưỡng và làm thuốc bắc.
Giun đất khổng lồ Gippsland là một loài giun đất bản địa ở Australia. Những con giun đất khổng lồ dài trung bình 1 m và có thể đạt tới 3 m, có đường kính 2 cm. Việc khai thác thuộc địa của châu Âu đã dẫn đến sự suy giảm giun đất khổng lồ Gippsland và khiến nó là một loài cần được bảo vệ.
Giun đất khổng lồ Gippsland là một loài giun đất bản địa ở Australia. Những con giun đất khổng lồ dài trung bình 1 m và có thể đạt tới 3 m, có đường kính 2 cm. Việc khai thác thuộc địa của châu Âu đã dẫn đến sự suy giảm giun đất khổng lồ Gippsland và khiến nó là một loài cần được bảo vệ.
Kền kền khoang cổ, còn gọi là Thần ưng Andes. Loài vật này có thân hình đồ sộ, là loài chim bay được lớn nhất thế giới.
Kền kền khoang cổ, còn gọi là Thần ưng Andes. Loài vật này có thân hình đồ sộ, là loài chim bay được lớn nhất thế giới.
Heo vòi châu Á là động vật có bản tính nhút nhát, sống đơn độc, thích ăn vào lúc hoàng hôn và ban đêm.
Heo vòi châu Á là động vật có bản tính nhút nhát, sống đơn độc, thích ăn vào lúc hoàng hôn và ban đêm.

GALLERY MỚI NHẤT