11 thói quen về chi tiêu bạn cần thuộc lòng và duy trì trước tuổi 40

Những kỹ năng đơn giản này dễ thực hành hơn bạn nghĩ. Và nhờ đó, chắc chắn bạn có thể ngừng trì hoãn và bắt đầu xây dựng sự giàu có ngay hôm nay.

1. Trả hết thẻ tín dụng của bạn hàng tháng

11 thoi quen ve chi tieu ban can thuoc long va duy tri truoc tuoi 40
Carla Dearing, một nhà lập kế hoạch tài chính và là Giám đốc điều hành của SUM180 - Dịch vụ lập kế hoạch tài chính kỹ thuật số cho biết, một người Mỹ trung bình có khoản nợ 7.000 đô la (tương đương chừng 170 triệu đồng), khiến thẻ tín dụng liên tục rơi vào tình trạng bị phạt quá hạn. Carla Dearing cũng khẳng định đây là sai lầm tài chính số một mà những người ở độ tuổi 20 và 30 mắc phải.
"Quá nhiều người nghĩ rằng nợ 1 chút tiền trong thẻ tín dụng không phải là vấn đề lớn, nhưng nếu không tất toán đúng hạn thì dư nợ đó sẽ nhanh chóng tăng lên rất nhiều." - Carla Dearing nhấn mạnh.
Vì lãi suất cao nên việc thanh toán hết thẻ tín dụng hàng tháng phải là ưu tiên tài chính số một của bạn. Khi bạn làm điều đó, bạn có khả năng tiết kiệm tới hơn 1.000 đô la mỗi tháng (đương nhiên số tiền này còn phụ thuộc vào dư nợ của bạn trong thẻ tín dụng).
2. Tiết kiệm chi phí trong 6 tháng
"Một nửa số người trưởng thành không có 400 đô la (khoảng 10 triệu đồng) trong trường hợp khẩn cấp - ít hơn nhiều so với số tiền họ cần cho một sự kiện lớn hơn, chẳng hạn như mất việc làm", Dearing nói.
Cô ấy nói: "Mọi người đều biết rằng họ nên tiết kiệm nhiều tiền hơn nhưng đó là lúc họ gặp khó khăn.
Vậy thì có 1 bí quyết để bạn thực hành thói quen này là nắm chắc khoản thu nhập và nhu cầu chi tiêu mỗi tháng của mình."
Cô ấy nói thêm: "Bạn chỉ cần ngồi xuống và viết ra các khoản chi tiêu - ngay cả khi bạn không bắt đầu tiết kiệm ngay. Đây sẽ là một bước tiến vượt bậc vì nó giúp bạn có tư duy tiết kiệm."
3. Kiếm tiền nhanh trong 30 ngày
Hiện tại, nhịn ăn bằng nước trái cây và nước đang là xu hướng thịnh hành trong giới sức khỏe. Nhưng hóa ra, đây cũng chính là cách giúp tài chính của bạn trở nên ổn định dần ngay cả khi đang nợ.
Dearing cho rằng, điều này có nghĩa là bạn sẽ không chi tiêu gì trong cả tháng ngoài việc thanh toán các hóa đơn cơ bản và gửi tất cả số tiền bạn không tiêu vào khoản tiết kiệm của mình.
Tháng không chi tiêu không chỉ giúp khoản tiết kiệm của bạn tăng đáng kể mà còn là cơ hội để bạn nhìn nhận và đánh giá lại các khoản chi nhỏ nhặt. Từ đó dễ dàng cắt giảm để tiết kiệm
4. Tìm ra 401k của bạn
Bạn có biết 401k của bạn là gì không? Nó ở đâu vậy? Có bao nhiêu trong đó?
Trước hết, chúng ta cần biết rằng, 401k chính là quỹ hưu trí.
"Mọi người nghĩ rằng họ nên biết tất cả những thứ liên quan đến tiền bạc, nhưng có đôi khi, sự thiếu hiểu biết không phải là cái cớ để không hành động," Dearing nói.
Và không nơi nào mà sự thiếu hiểu biết lại gây hại hơn khi nói đến việc tiết kiệm để nghỉ hưu. Theo Motley Fool, khoảng 42% người trưởng thành ở Mỹ không tiết kiệm chút nào để nghỉ hưu.
Cô ấy nói thêm, hãy đảm bảo rằng bạn đang đóng góp tối đa mỗi tháng và tận dụng mọi chương trình phù hợp để có thể tiết kiệm tiền bạc, giúp tăng số tiền trong quỹ hưu trí.
5. Kiểm tra số dư thẻ tín dụng thường xuyên
Cũng theo Dearing, điều quan trọng là phải luôn cập nhật tín dụng vì nó được sử dụng để tính toán mọi thứ từ tiền thuê nhà đến các chi phí sinh hoạt khác.
Cô ấy nói thêm rằng, bạn nên xem toàn bộ báo cáo của bạn để biết các khoản vay cũ mà bạn có thể đã quên, các hóa đơn chưa thanh toán, sai sót và bằng chứng gian lận. Những sự cố này có thể mất hàng tháng để khắc phục, vì vậy hãy bắt đầu xem xét thật kĩ ngay lập tức.
11 thoi quen ve chi tieu ban can thuoc long va duy tri truoc tuoi 40-Hinh-2
6. Lập ngân sách hàng tháng
Dearing cho biết, khi mọi người phải thường xuyên cân đối kế hoạch chi tiêu của mình, việc lập ngân sách trở nên có ý nghĩa hơn đối với mọi người.
Nhưng bây giờ chúng ta làm mọi thứ bằng các phương tiện thông minh. Và mặc dù điều này làm cho việc lập ngân sách trở nên khó khăn hơn một chút nếu bạn là người sở hữu nhiều loại tài khoản. Tuy vậy, chúng ta cần khẳng định này điều đó càng làm cho việc lập ngân sách trở nên quan trọng hơn.
"Không nhất thiết phải là một bảng tính phức tạp. Thay vào đó, bạn chỉ cần làm thế nào để mình có thể theo dõi dễ dàng và sát sao nhất là được", cô nói.
7. Xử lý các khoản vay sinh viên của bạn
Dearing nói rằng, các khoản vay mà họ không quan tâm nhiều trong quá trình học đột nhiên đến hạn sau khi tốt nghiệp và đó có thể là một gánh nặng tài chính lớn.
Cô ấy nói, bước đầu tiên là tách biệt các khoản vay của bạn thành các loại như: khoản vay ngân hàng, nợ thẻ tín dụng hay mượn tiền của người thân. Sau đó, hãy kiểm tra xem bạn có đủ điều kiện tham gia các chương trình gần đây được thiết lập để giúp củng cố và giảm các khoản thanh toán cho các khoản vay hay không.
Nếu các khoản vay của bạn là từ cá nhân thân quen, hãy liên hệ với từng bên cho vay về việc hợp nhất và xem liệu bạn có thể thương lượng các điều khoản tốt hơn hay không. Nhìn chung, việc tách biệt các khoản vay sẽ giúp bạn xác định lại tất tần tật số tiền cần chi trong 1 tháng và hướng xử lý rõ ràng.
8. Mua bảo hiểm nhân thọ có kỳ hạn
11 thoi quen ve chi tieu ban can thuoc long va duy tri truoc tuoi 40-Hinh-3
Dearing nói: "Bảo hiểm nhân thọ giống như tài khoản hưu trí. Đây là một mục khác mà nhiều người cho là quá khó hiểu và vì vậy họ chọn bỏ qua nó. Nhưng đáng tiếc, nó không cần phải phức tạp."
Cô giải thích: "Bạn chỉ cần mua từ 20 đến 25 năm, hoặc cho đến khi con bạn (nếu bạn có con) tốt nghiệp đại học. Có nhiều lựa chọn hợp túi tiền, và đây là một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm cho những người thân yêu và sự an tâm của chính mình."
9. Đầu tư vào bất động sản 
Theo Dearing, ngày càng có nhiều người trì hoãn việc mua nhà để ưu tiên cho thuê nhà, nhưng đó là một sai lầm.
"Bất động sản không chỉ dành cho những ông trùm giàu có! Một ngôi nhà là tài sản xây dựng sự giàu có số 1 đối với hầu hết mọi người."
Cô ấy giải thích rằng, lợi tức từ những ngôi nhà luôn tốt hơn so với thị trường chứng khoán. Một lưu ý là bạn phải tiết kiệm đủ tiền mặt để thanh toán trước 20%, cô ấy nói thêm.
Nhưng nếu một ngôi nhà hoàn toàn nằm ngoài tầm với ngay bây giờ, hãy cân nhắc việc thuê một bất động sản với một thành viên trong gia đình. Đây sẽ là 1 cách giúp tài chính của bạn trở nên vững mạnh hơn.
10. Tìm kiếm và hiểu biết rõ về hành vi trộm cắp, lừa đảo từ thẻ ngân hàng
Dearing cho biết: "Các báo cáo và cảnh báo điện tử từ ngân hàng, thẻ tín dụng và người cho vay là một trong những cách đầu tiên bạn có thể phát hiện ra hoạt động đáng ngờ. Và việc tránh gian lận là cực kỳ quan trọng vì càng để lâu thì càng mất nhiều thời gian để gỡ rối và càng gây ra nhiều thiệt hại cho tài chính của bạn."
11. Sống trong khả năng của bạn
11 thoi quen ve chi tieu ban can thuoc long va duy tri truoc tuoi 40-Hinh-4
Đây là nguyên tắc cơ bản nhất của tất cả tài chính cá nhân, nhưng rất nhiều người trong chúng ta gặp khó khăn khi thực hiện nó!
"Nó khó hơn thực tế," Dearing nói.
"Về cơ bản, nó bắt nguồn từ việc tìm ra những cách nhỏ để tăng thu nhập và giảm chi phí của bạn."
Và trong xã hội 4.0 như hiện nay, việc tìm kiếm những cơ hội nhỏ này trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Mua các mặt hàng đã sử dụng ngoài Craigslist, thiết lập một cửa hàng Etsy nhỏ để bán các mặt hàng sở thích của bạn, trao đổi hàng hóa và dịch vụ trên các ứng dụng, đặt phòng trên Airbnb hoặc... Khi nguồn sáng tạo của bạn bắt đầu tuôn trào, cơ hội là vô tận.
Dẫu vậy, bạn cũng cần cân đối cả lối sống của mình để tiết kiệm hơn.

Gia đình ở Hải Phòng tiết kiệm được 70% thu nhập trong 1 năm

Một năm qua, gia đình Ngọc Mai đã đạt được kế hoạch chi tiêu đề ra với 70% thu nhập để tiết kiệm và 30% còn lại cho chi tiêu.

Quản lý chi tiêu gia đình là bài toán không quá khó nếu bạn cẩn thận và tính toán chỉn chu. Cái khó để quản lý chi tiêu hiệu quả chính là không thể thực hiện chi tiêu một cách đúng theo kế hoạch và đều đặn theo từng tháng. Bởi lẽ với một gia đình dù là đôi vợ chồng mới cưới hay có con cái nhỏ thì những khoản phát sinh chi tiêu không lường trước là thường xuyên xảy ra.

Chính vì vậy cần có một kế hoạch chi tiêu cụ thể, phân chia thu nhập hợp lý và để dành một khoản tiền dự phòng để bù đắp những chi phí phát sinh. Ngoài ra, để quản lý chi tiêu gia đình hiệu quả thì rất cần sự trợ giúp và nghiêm túc thực hiện theo kế hoạch của các thành viên trong gia đình.

Tức sôi máu vì chồng lên kế hoạch tiêu 2 tỷ bố mẹ bán đất cho

Chồng ngồi vạch ra kế hoạch chi tiêu số tiền 2 tỷ kia như thể đó là tiền do anh làm ra .Tôi đọc xong bảng chi tiêu mà tức sôi máu.

Tuc soi mau vi chong len ke hoach tieu 2 ty bo me ban dat cho

Tôi không đồng ý với kế hoạch chi tiêu 2 tỷ trên. Bởi đó là số tiền mà bố mẹ tôi đã phải bán đất để cho con gái. Kinh tế của vợ chồng tôi không tốt. Chồng tôi an phận, thích làm ở những nơi thoải mái nhưng lương thấp còn hơn những công ty lương cao mà áp lực.

Anh hay nói chỉ cần sống bình yên, tiền bạc là vật ngoài thân. Tôi khuyên mãi mà chồng vẫn không chịu đổi việc nên cũng buông xuôi, không nói đến nữa. Vì tiền bạc không dư dả nên việc chi tiêu của gia đình cũng phải thắt chặt. Những khi con ốm, tôi còn phải đi vay tiền của nhà ngoại.

Năm ngoái, tôi than thở với bố mẹ chuyện nhà ở đã xuống cấp, cũ kỹ lắm rồi. Tôi muốn sửa nhà mà lại không có tiền. Đầu năm nay, bố mẹ tôi quyết định bán mảnh đất được 3 tỷ và cho vợ chồng tôi 2 tỷ để xây nhà mới. Được bố mẹ cho tiền, tôi không mừng mà còn thấy áy náy vì bản thân đã không báo hiếu mà còn khiến cha mẹ lo lắng.

Trái ngược với tôi, khi nhận tiền, chồng tôi mừng rỡ, mắt sáng hẳn lên. Về nhà, anh ngồi vạch ra kế hoạch chi tiêu số tiền 2 tỷ kia như thể đó là tiền do anh làm ra. Chồng tôi ngồi ghi chép rõ ràng rồi đưa tôi xem.

Trong đó, anh viết rằng sẽ cho bố mẹ chồng 300 triệu để dưỡng già, cho anh em bên chồng, mỗi người 50 triệu, tổng 4 người là 200 triệu. Còn 1 tỷ 500 triệu thì anh dùng 200 triệu để mở cửa hàng tạp hóa tự mình buôn bán, không phải đi làm nữa. Việc sửa nhà chỉ khoảng 1 tỷ thôi, số tiền còn lại thì gửi ngân hàng để lấy lãi theo quý.

Tôi đọc xong bảng chi tiêu mà tức sôi máu. Tại sao tôi lại phải trích tiền của bố mẹ mình để cho nhà chồng. Bố mẹ chồng sống với anh cả và anh ấy đã được nhận đất đai, tiền bạc của ông bà, tại sao tôi lại phải bỏ 300 triệu để cho bố mẹ chồng dưỡng già? 4 người anh chồng làm ăn khấm khá nhưng chưa bao giờ giúp đỡ vợ chồng tôi, tự dưng tôi lại đem 50 triệu sang biếu mỗi người, đúng là nực cười?

Tôi xé toạc bảng chi tiêu rồi tuyên bố thẳng chỉ biếu bố mẹ chồng 20 triệu, xem như có lòng hiếu thảo. Ngoài ra, tôi sẽ không cho các anh chồng một đồng nào. Tôi sẽ dùng 1 tỷ hoặc hơn 1 tỷ để xây lại căn nhà mới cho khang trang, phần còn lại sẽ gửi tiết kiệm để lo cho tương lai của con cái sau này. Nếu chồng tôi không đồng ý thì ly hôn.

Vì chuyện tiền bạc mà giờ vợ chồng tôi không ai nhìn mặt ai. Tôi nấu ăn xong thì tự ăn riêng, chồng ăn khi nào thì mặc kệ. Vì đang giận nhau nên chúng tôi cũng chưa bàn bạc được chuyện xây nhà. Hay tôi đem trả lại 2 tỷ cho bố mẹ để chồng thôi nghĩ đến số tiền này mà lo làm ăn? 

Đọc nhiều nhất

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01: Tăng “bốc đầu“?

Giá vàng hôm nay 22/01 trên thị trường trong nước, quốc tế như thế nào? Giá vàng SJC, giá vàng 9999, giá vàng DOJI, giá vàng PNJ, giá vàng 24k, giá vàng 18k ra sao… sẽ được Tri thức và Cuộc sống cập nhật liên tục.

Tin mới

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Làng hương cổ ở Hà Nội tất bật hàng Tết

Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng nghề làm hương tại xã Quảng Phú Cầu (Hà Nội) lại tất bật. Khắp các xưởng, không khí lao động trở nên hối hả, máy móc hoạt động hết công suất.