11. CH Czech
Quang cảnh bên ngoài Ngân hàng trung ương CH Czech (Ảnh: cnb.cz) |
Trong hệ thống ngân hàng của CH Czech hiện nay, hầu hết các tài khoản lớn đều thuộc các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên điều này không hề khiến các khách hàng tại đây cảm thấy lo lắng.
10. Thụy Sĩ
Mặc dù vẫn còn nằm trong top 10 nhưng thời gian gần đây, người dân trên thế giới đang dần mất niềm tin vào hệ thống ngân hàng của Thụy Sĩ. Đất nước đã có tiếng thơm hàng trăm năm về tính bảo mật hệ thống ngân hàng vừa có một phen rúng động khi Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ công bố khoản lỗ 51 tỉ USD.
9. Slovakia
Cũng giống như "người anh em" CH Czech, hệ thống ngân hàng của Slovakia chịu sự thống trị của các nhóm tài chính nước ngoài, thậm chí số tiền của các nhóm này lên đến 90% tổng số tiền đang lưu thông trong hệ thống. Trong đó, hầu hết là tiền của người Ý và người Áo.
Hệ thống ngân hàng của Israel bao gồm rất nhiều các ngân hàng tư nhân. (Ảnh: whoprofits.org) |
8. Israel
Kể từ khi trải qua cuộc khủng hoảng ngân hàng năm 1983 buộc Chính phủ phải can thiệp, Israel luôn duy trì được sự ổn định trong thị trường tài chính. Hiện chính quyền nước này vẫn giữ cơ chế thị trường tài chính bao gồm nhiều ngân hàng tư nhân.
7. Luxembourg
Không ngạc nhiên khi quốc gia nhỏ bé này lại có thứ hạng cao trong danh sách. Ngân hàng Caisse d'Épargne de I'État tại đây đang đứng thứ 9 trong danh sách các ngân hàng an toàn nhất thế giới.
6. Chile
Chile chính là quốc gia điển hình về việc đứng lên sau khủng hoảng. Năm 1982, cuộc khủng hoảng tài chính của toàn Nam Mỹ này đã khiến nền kinh tế Chile sụt giảm 13%. Sang thập niên 90, chính quyền nước này đã đưa ra những biện pháp cải tổ mạnh mẽ và giờ đây họ đã trở thành một trong những quốc gia có vị thế tài chính vững vàng nhất thế giới.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1991, Na Uy đã cải tổ lại thị trường và trở thành một trong những quốc gia có hệ thống ngân hàng an toàn nhất. (Ảnh: Wall Street Journal) |
5. Na Uy
Cũng giống như Chile, Na Uy phải trải qua một cuộc khủng hoảng ngân hàng tồi tệ vào năm 1991, dẫn đến hai trong số bốn tập đoàn tài chính lớn nhất quốc gia này bị phá sản. Trước tình hình đó, chính quyền đã phải can thiệp nhằm bình ổn lại thị trường tài chính và giờ đây họ là một trong những quốc gia có hệ thống ngân hàng an toàn nhất thế giới.
4. Phần Lan
Lĩnh vực ngân hàng của Phần Lan ngày này bị chi phối bởi các ngân hàng hợp tác và tiết kiệm - những ngân hàng có tính rủi ro thấp. Ngoài ra, ông Erkki Liikanen - Thống đốc Ngân hàng Trung ương Phần Lan - cũng là người tiên phong trong việc phân chia các ngân hàng đầu tư với các hoạt động của các tổ chức tín dụng châu Âu.
3. Australia
Hệ thống ngân hàng của Australia hiện bị chi phối bởi bốn ngân hàng lớn nhất, trong khi đó các ngân hàng nước ngoài phải chịu những luật lệ rất chặt chẽ. Chính cơ chế này đã đảm bảo cho hệ thống tài chính của quốc gia này luôn ổn định.
2. New Zealand
Lý do hệ thống ngân hàng của New Zealand được đánh giá rất cao là bởi thị trường tài chính tại đây bị chi phối hoàn toàn bởi 5 ngân hàng lớn liên kết với nhau rất chặt chẽ. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nhóm ngân hàng này chính là giữ mức lợi nhuận và tăng trưởng không quá "nóng", đồng thời không để xảy ra quá nhiều cạnh tranh trong thị trường tài chính.
1. Canada
Canada là quốc gia có hệ thống ngân hàng ổn định nhất thế giới. (Ảnh: CTV News) |
Trong lịch sử gần 100 năm tồn tại, hệ thống ngân hàng của Canada chỉ có hai ngân hàng địa phương phải đóng cửa, và nhìn chung đất nước này luôn giữ được sự ổn định bất kể thị trường tài chính thế giới biến động thế nào. Thậm chí trong cuộc Đại Khủng hoảng vào năm 1930, Canada không phải chịu bất kỳ tổn thất nào.