10 vũ khí cổ đại kỳ lạ khó tin nhất thế giới

10 vũ khí cổ đại kỳ lạ khó tin nhất thế giới

Nhiều vũ khí cổ đại không những có sức sát thương khủng khiếp mà còn có hình dáng kỳ lạ, vượt xa khả năng tưởng tượng của con người. Hãy cùng tìm hiểu người xưa từng sử dụng những vũ khí lạ lùng nào khi giao chiến. 

10. Kakute: Kakute là nhẫn, thường làm bằng sắt, có từ một đến 3 đinh nhọn của Nhật Bản. Người sử dụng đeo một hoặc hai chiếc ở ngón cái và ngọn giữa hay ngón trỏ. Thứ  vũ khí cổ đại này thường được dùng để vô hiệu hóa kẻ địch hơn là gây thương tíc,h bằng cách ấn đinh vào tay, chân hay vùng cổ của đối thủ.Ninja cũng sử dụng kakute, đặc biệt là các ninja nữ. Khi được tẩm độc và tấn công bằng các đòn nhanh, chí mạng, nó trở thành một trong những vũ khí đáng sợ nhất của các nữ ninja.
10. Kakute: Kakute là nhẫn, thường làm bằng sắt, có từ một đến 3 đinh nhọn của Nhật Bản. Người sử dụng đeo một hoặc hai chiếc ở ngón cái và ngọn giữa hay ngón trỏ. Thứ vũ khí cổ đại này thường được dùng để vô hiệu hóa kẻ địch hơn là gây thương tíc,h bằng cách ấn đinh vào tay, chân hay vùng cổ của đối thủ.Ninja cũng sử dụng kakute, đặc biệt là các ninja nữ. Khi được tẩm độc và tấn công bằng các đòn nhanh, chí mạng, nó trở thành một trong những vũ khí đáng sợ nhất của các nữ ninja.
9. Haladie: Haladie là một trong những vũ khí thú vị và đáng sợ nhất đến từ Ấn Độ. Các chiến binh Rajput sử dụng loại dao này để đâm hoặc chém kẻ thù. Haladie có hai lưỡi, được nối với nhau ở giữa bằng tay cầm. Một vài loại còn trang bị cán kim loại cùng đinh nhọn, tạo nên vũ khí 3 lưỡi khủng khiếp. Những chiến binh Ấn Độ chứng tỏ mình là những đối thủ đáng sợ khi họng bị cùng lúc Haladie và thanh kiếm nổi tiếng Khanda.
9. Haladie: Haladie là một trong những vũ khí thú vị và đáng sợ nhất đến từ Ấn Độ. Các chiến binh Rajput sử dụng loại dao này để đâm hoặc chém kẻ thù. Haladie có hai lưỡi, được nối với nhau ở giữa bằng tay cầm.
Một vài loại còn trang bị cán kim loại cùng đinh nhọn, tạo nên vũ khí 3 lưỡi khủng khiếp. Những chiến binh Ấn Độ chứng tỏ mình là những đối thủ đáng sợ khi họng bị cùng lúc Haladie và thanh kiếm nổi tiếng Khanda.
8. Sodegarami: Sodegarami có nghĩa là “dây trói nô lệ” và là trang bị của cảnh vệ thời kỳ Edo. Sodegarami gồm các thanh gậy có gai, thường được dùng để làm rối kimono của mục tiêu. Các cảnh vệ sẽ luồn gậy vào áo kimono, nhanh tay quay vũ khí để cuốn lớp vải và hạ gục kẻ thù mà không gây quá nhiều sát thương. Thường một người sẽ tấn công từ phía trước và người còn lại phối hợp từ phía sau. Khi kimono bị cuốn vào hai thanh sodegarami cùng lúc, mục tiêu sẽ khó có thể trốn thoát. Đây là vũ khí quan trọng để bắt giữ các samurai vì theo luật, samurai chỉ có thể bị giết bởi một samurai khác. Khi một samurai phạm tội, cảnh vệ sẽ sử dụng sodagarami để hạ gục mục tiêu mà không phải đổ máu.
8. Sodegarami: Sodegarami có nghĩa là “dây trói nô lệ” và là trang bị của cảnh vệ thời kỳ Edo. Sodegarami gồm các thanh gậy có gai, thường được dùng để làm rối kimono của mục tiêu. Các cảnh vệ sẽ luồn gậy vào áo kimono, nhanh tay quay vũ khí để cuốn lớp vải và hạ gục kẻ thù mà không gây quá nhiều sát thương. Thường một người sẽ tấn công từ phía trước và người còn lại phối hợp từ phía sau. Khi kimono bị cuốn vào hai thanh sodegarami cùng lúc, mục tiêu sẽ khó có thể trốn thoát. Đây là vũ khí quan trọng để bắt giữ các samurai vì theo luật, samurai chỉ có thể bị giết bởi một samurai khác. Khi một samurai phạm tội, cảnh vệ sẽ sử dụng sodagarami để hạ gục mục tiêu mà không phải đổ máu.
7. Zweihaender: Thanh kiếm Zweihaender có thể là loại kiếm lớn nhất trong lịch sử, nổi tiếng được các binh lính Thụy Sĩ và Đức sử dụng. Zweihaender là kiếm hai tay, có thể dài tới 1,8 m và nặng từ 1,4 đến 6,4 kg. Tuy nhiên, các thanh kiếm lớn nhất thường chỉ dùng cho các nghi lễ. Trong trận chiến, binh sĩ thường sử dụng kiếm để chống lại các vũ khí loại giáo, thương. Những người sử dụng loại vũ khí này thường được ban nhiều bổng lộc. Đội quân Landsnechts nổi tiếng được kính trọng đến mức luật pháp cho phép họ mặc các trang phục màu sắc rực rỡ, tạo nên danh tiếng của đội quân. Trong vài trường hợp, quy định còn cấm sử dụng kiếm trong các trận đánh. Tuy rất phổ biến, Zweihaender dần bị thay thế bởi các loại giáo dễ sử dụng hơn.
7. Zweihaender: Thanh kiếm Zweihaender có thể là loại kiếm lớn nhất trong lịch sử, nổi tiếng được các binh lính Thụy Sĩ và Đức sử dụng. Zweihaender là kiếm hai tay, có thể dài tới 1,8 m và nặng từ 1,4 đến 6,4 kg. Tuy nhiên, các thanh kiếm lớn nhất thường chỉ dùng cho các nghi lễ.
Trong trận chiến, binh sĩ thường sử dụng kiếm để chống lại các vũ khí loại giáo, thương. Những người sử dụng loại vũ khí này thường được ban nhiều bổng lộc. Đội quân Landsnechts nổi tiếng được kính trọng đến mức luật pháp cho phép họ mặc các trang phục màu sắc rực rỡ, tạo nên danh tiếng của đội quân. Trong vài trường hợp, quy định còn cấm sử dụng kiếm trong các trận đánh. Tuy rất phổ biến, Zweihaender dần bị thay thế bởi các loại giáo dễ sử dụng hơn.
6. Madu: Các thầy tu khổ hạnh Fakir của người Hồi giáo và Hindu không được phép mang vũ khí. Vì vậy họ buộc phải tự tao ra trang bị bảo vệ bản thân. Những sáng tạo ban đầu bao gồm hai chiếc sừng sơn dương gắn vuông góc. Madu, hay được biết tới với tên gọi "sừng của Fakir", phù hợp cho các cú đâm, chọc. Tuy nhiên, các Fakir chủ yếu chỉ sử dụng chúng cho tự vệ. Một vài loại còn có mũi sắt ở tay cầm và đi kèm với khiên để tăng hiệu quả. Việc luyện tập với Madu, gọi là maan kombu, vẫn tồn tại cho tới ngày nay. Maan kombu nghĩa là "sừng hươu", là một phần của võ thuật silambam truyền thống Ấn Độ chuyên sử dụng vũ khí. Tuy nhiên, môn võ đang dần mai một do lệnh cấm sử dụng sừng hươu, sơn dương.
6. Madu: Các thầy tu khổ hạnh Fakir của người Hồi giáo và Hindu không được phép mang vũ khí. Vì vậy họ buộc phải tự tao ra trang bị bảo vệ bản thân. Những sáng tạo ban đầu bao gồm hai chiếc sừng sơn dương gắn vuông góc. Madu, hay được biết tới với tên gọi "sừng của Fakir", phù hợp cho các cú đâm, chọc. Tuy nhiên, các Fakir chủ yếu chỉ sử dụng chúng cho tự vệ. Một vài loại còn có mũi sắt ở tay cầm và đi kèm với khiên để tăng hiệu quả. Việc luyện tập với Madu, gọi là maan kombu, vẫn tồn tại cho tới ngày nay. Maan kombu nghĩa là "sừng hươu", là một phần của võ thuật silambam truyền thống Ấn Độ chuyên sử dụng vũ khí. Tuy nhiên, môn võ đang dần mai một do lệnh cấm sử dụng sừng hươu, sơn dương.
5. Hỏa thương: Hỏa thương được chế tạo vào thời kỳ Trung Hoa cổ đại với khả năng phóng hỏa sử dụng thuốc súng. Phiên bản đầu tiên chỉ bao gồm các thanh tre nhồi cát, gắn vào lưỡi giáo. Vũ khí này dùng để làm lóa mắt đối thủ, tạo lợi thế cho người sử dụng. Sau khi cải tiến, hỏa thương được đúc bằng kim loại và trang bị thêm đạn và tiêu độc.Các cột lửa tạo ra có thể cao tới 3,5 m. Hóa chất còn được trộn với đạn pháo để tăng sát thương. Các ngọn lửa độc có thể kéo dài trong tận 5 phút.
5. Hỏa thương: Hỏa thương được chế tạo vào thời kỳ Trung Hoa cổ đại với khả năng phóng hỏa sử dụng thuốc súng. Phiên bản đầu tiên chỉ bao gồm các thanh tre nhồi cát, gắn vào lưỡi giáo. Vũ khí này dùng để làm lóa mắt đối thủ, tạo lợi thế cho người sử dụng. Sau khi cải tiến, hỏa thương được đúc bằng kim loại và trang bị thêm đạn và tiêu độc.Các cột lửa tạo ra có thể cao tới 3,5 m. Hóa chất còn được trộn với đạn pháo để tăng sát thương. Các ngọn lửa độc có thể kéo dài trong tận 5 phút.
4. Atlatl: Atlatl là vũ khí dạng tên thời kỳ đồ đá, tiền thân của cung sau này. Trong khi lao chỉ có thể ném với tốc độ và khoảng cách giới hạn, atlatl có thể phóng tên với vận tốc 160 km/h. Đây là vũ khí khá thô sơ, chỉ bao gồm một thanh gậy với tên gắn ở đầu. Tuy đơn giản, atlatl nguy hiểm đến nỗi người ta đặt ra giả thuyết chúng là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự tuyệt chủng của voi mammoth. Atlatl và các mũi tên thường được làm từ các loại gỗ dẻo. Cả hai bộ phận sẽ cùng uốn cong khi bắn để các mũi tên có thể phóng với vận tốc cực lớn. Atlatl được dùng khá phổ biến, người Aztec sử dụng chúng đến tận thế kỷ 16.
4. Atlatl: Atlatl là vũ khí dạng tên thời kỳ đồ đá, tiền thân của cung sau này. Trong khi lao chỉ có thể ném với tốc độ và khoảng cách giới hạn, atlatl có thể phóng tên với vận tốc 160 km/h. Đây là vũ khí khá thô sơ, chỉ bao gồm một thanh gậy với tên gắn ở đầu. Tuy đơn giản, atlatl nguy hiểm đến nỗi người ta đặt ra giả thuyết chúng là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự tuyệt chủng của voi mammoth. Atlatl và các mũi tên thường được làm từ các loại gỗ dẻo. Cả hai bộ phận sẽ cùng uốn cong khi bắn để các mũi tên có thể phóng với vận tốc cực lớn. Atlatl được dùng khá phổ biến, người Aztec sử dụng chúng đến tận thế kỷ 16.
3. Khopesh: Khopesh còn được gọi là kiếm lưỡi hái. Vào thời kỳ Ai Cập cổ đại, sức mạnh khủng khiếp của khoseph trên chiến trường đã giúp chúng trở thành biểu tượng cho tầng lớp thượng lưu. Vua Ramses II cũng được cho là mang theo một thanh bên mình. Khoseph là vũ khí thời đồ đồng nên có thể rất nặng. Đây là cải tiến của người Ai Cập từ vũ khí dạng búa hai tay của người Cannaan và Mesopotamia. Lưỡi kiếm cong giống như lưỡi hái nhưng chỉ mặt ngoài được mài sắc, dùng để đâm và chém kẻ thù. Mặt trongđôi khi trang bị các đinh nhọn, có thể trói tay hoặc tước bỏ khiên của mục tiêu.
3. Khopesh: Khopesh còn được gọi là kiếm lưỡi hái. Vào thời kỳ Ai Cập cổ đại, sức mạnh khủng khiếp của khoseph trên chiến trường đã giúp chúng trở thành biểu tượng cho tầng lớp thượng lưu. Vua Ramses II cũng được cho là mang theo một thanh bên mình. Khoseph là vũ khí thời đồ đồng nên có thể rất nặng. Đây là cải tiến của người Ai Cập từ vũ khí dạng búa hai tay của người Cannaan và Mesopotamia. Lưỡi kiếm cong giống như lưỡi hái nhưng chỉ mặt ngoài được mài sắc, dùng để đâm và chém kẻ thù. Mặt trongđôi khi trang bị các đinh nhọn, có thể trói tay hoặc tước bỏ khiên của mục tiêu.
2. Shotel: Không giống như khopesh, shotel là các kiếm lưỡi hái cong thực thụ, từng xuất hiện ở Ethiopia cổ đại. Hình dáng của kiếm khiến việc chống đỡ rất khó khăn, kể cả khi dùng khiên. Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng thanh kiếm khá vô dụng. Tay cầm quá nhỏ trong khi phần lưỡi to khiến việc điều khiển khó khăn. Ngay cả việc rút kiếm cũng khá rắc rối. Người Ethiopia cũng chỉ coi shotel là vật trang trí, nhất là để các chiến binh gây ấn tượng với nữ giới.
2. Shotel: Không giống như khopesh, shotel là các kiếm lưỡi hái cong thực thụ, từng xuất hiện ở Ethiopia cổ đại. Hình dáng của kiếm khiến việc chống đỡ rất khó khăn, kể cả khi dùng khiên. Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng thanh kiếm khá vô dụng. Tay cầm quá nhỏ trong khi phần lưỡi to khiến việc điều khiển khó khăn. Ngay cả việc rút kiếm cũng khá rắc rối. Người Ethiopia cũng chỉ coi shotel là vật trang trí, nhất là để các chiến binh gây ấn tượng với nữ giới.
1. Urumi: Urumi là loại kiếm dạng roi linh hoạt. Phẫn lưỡi được làm từ kim loại dẻo, có thể quấn quanh hông. Chiều dài kiếm đôi khi lên tới 3 đến 5 m. Khi sử dụng, các chiến binh xoay vòng kiếm, khiến đối phương khó tiếp cận. Cả hai mặt của kiếm đều được mài sắc để tăng sát thương. Ngay cả khi đối phương sử dụng khiên, thanh kiếm vẫn có thể uốn cong và cắt đứt kẻ thù. Đây là vũ khí cực kỳ nguy hiểm và đòi hỏi nhiều năm luyện tập. Urumi thường không được sử dụng trong các trận đánh mà dùng trong các cuộc đấu tay đôi hay ám sát.
1. Urumi: Urumi là loại kiếm dạng roi linh hoạt. Phẫn lưỡi được làm từ kim loại dẻo, có thể quấn quanh hông. Chiều dài kiếm đôi khi lên tới 3 đến 5 m. Khi sử dụng, các chiến binh xoay vòng kiếm, khiến đối phương khó tiếp cận. Cả hai mặt của kiếm đều được mài sắc để tăng sát thương. Ngay cả khi đối phương sử dụng khiên, thanh kiếm vẫn có thể uốn cong và cắt đứt kẻ thù. Đây là vũ khí cực kỳ nguy hiểm và đòi hỏi nhiều năm luyện tập. Urumi thường không được sử dụng trong các trận đánh mà dùng trong các cuộc đấu tay đôi hay ám sát.

GALLERY MỚI NHẤT