10 sự kiện "săn người ngoài hành tinh" để đời

10 sự kiện "săn người ngoài hành tinh" để đời

(Kiến Thức) - Để đạt được chút thành tựu trong việc tìm kiếm hành tinh có khả năng có sự sống, chúng ta đã trải qua những khoảnh khắc quan trọng nào?

Nicolaus Copernicus là một trong những nhà thiên văn có công lớn trong việc tìm kiếm những hành tinh lạ, bởi ông đưa ra một kết luận rằng Trái đất và các hành tinh trong hệ Mặt trời đều quay quanh Mặt trời. Chính điều này đã dẫn tới suy luận rằng nếu chúng ta không là trung tâm vũ trụ thì hẳn sẽ có nhiều hành tinh khác trong vũ trụ.
Nicolaus Copernicus là một trong những nhà thiên văn có công lớn trong việc tìm kiếm những hành tinh lạ, bởi ông đưa ra một kết luận rằng Trái đất và các hành tinh trong hệ Mặt trời đều quay quanh Mặt trời. Chính điều này đã dẫn tới suy luận rằng nếu chúng ta không là trung tâm vũ trụ thì hẳn sẽ có nhiều hành tinh khác trong vũ trụ.
Ngắm nhìn các hành tinh ở thế kỷ 16. Nhà tri thức người Ý Giordano Bruno đã có những ý tưởng tiếp tục tư tưởng của Copernicus, khi ông cho rằng Trái đất không là trung tâm vũ trụ, cũng như không là trung tâm hệ Mặt trời. Ông cho rằng có nhiều khả năng tồn tại những hành tinh có sự sống khác mà cư dân giống con người.
Ngắm nhìn các hành tinh ở thế kỷ 16. Nhà tri thức người Ý Giordano Bruno đã có những ý tưởng tiếp tục tư tưởng của Copernicus, khi ông cho rằng Trái đất không là trung tâm vũ trụ, cũng như không là trung tâm hệ Mặt trời. Ông cho rằng có nhiều khả năng tồn tại những hành tinh có sự sống khác mà cư dân giống con người.
Thu hút sự chú ý của người ngoài hành tinh. Vào thế kỷ 19, nhà toán học người Đức Karl Friedrich Gauss đã tìm cách để liên hệ với người ngoài hành tình. Ông đã nghĩ ra một thiết bị gọi là Heliotrope, có khả năng phản chiếu ảnh sáng Mặt trời tới các hành tinh khác để gửi tin nhắn. Ông cũng muốn người ngoài hành tinh chú ý khi tạo ra một tam giác lúa mì lớn trên cánh đồng Siberi.
Thu hút sự chú ý của người ngoài hành tinh. Vào thế kỷ 19, nhà toán học người Đức Karl Friedrich Gauss đã tìm cách để liên hệ với người ngoài hành tình. Ông đã nghĩ ra một thiết bị gọi là Heliotrope, có khả năng phản chiếu ảnh sáng Mặt trời tới các hành tinh khác để gửi tin nhắn. Ông cũng muốn người ngoài hành tinh chú ý khi tạo ra một tam giác lúa mì lớn trên cánh đồng Siberi.
UFO và cuộc chạy đua lên vũ trụ. Năm 1947, một vụ va chạm xảy ra ở Roswell, Mỹ. Theo tin đồn, người ta tìm thấy nhiều mảnh vụn kim loại và cả các thi thể không phải người. Sau đó là cuộc chạy đua lên vũ trụ giữa Mỹ và Xô Viết. Chính những chương trình không gian của cả 2 nước đã cổ động cho những ý nghĩ về sự sống ngoài Trái đất vào những năm 50 và 60 của thế kỷ trước.
UFO và cuộc chạy đua lên vũ trụ. Năm 1947, một vụ va chạm xảy ra ở Roswell, Mỹ. Theo tin đồn, người ta tìm thấy nhiều mảnh vụn kim loại và cả các thi thể không phải người. Sau đó là cuộc chạy đua lên vũ trụ giữa Mỹ và Xô Viết. Chính những chương trình không gian của cả 2 nước đã cổ động cho những ý nghĩ về sự sống ngoài Trái đất vào những năm 50 và 60 của thế kỷ trước.
SETI, Ozma. Vào giữa thế kỷ 20, các nhà khoa học đã nghĩ một cách nghiêm túc hơn về việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất. Họ đã nghĩ đến việc sử dụng sóng điện từ để quét bầu trời và tìm ra sự sống (Chương trình SETI)-một chương trình về sau được sự hậu thuẫn của NASA. Cùng thời gian đó, nhà khoa học Frank Drake đã tiến hành thử nghiệm với các trạm quan sát vô tuyến, nơi có thể thu được tín hiệu từ bầu trời (dự án Ozma).
SETI, Ozma. Vào giữa thế kỷ 20, các nhà khoa học đã nghĩ một cách nghiêm túc hơn về việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất. Họ đã nghĩ đến việc sử dụng sóng điện từ để quét bầu trời và tìm ra sự sống (Chương trình SETI)-một chương trình về sau được sự hậu thuẫn của NASA. Cùng thời gian đó, nhà khoa học Frank Drake đã tiến hành thử nghiệm với các trạm quan sát vô tuyến, nơi có thể thu được tín hiệu từ bầu trời (dự án Ozma).
Phương trình Drake. Nhà thiên văn học Frank Drake đã tạo ra một phương trình toán học để dự đoán hình dạng của các ngôi sao và hành tinh quanh chúng ta. Phương trình này có thể giúp được các nhà tiên phong trong lĩnh vực tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh trong tương lai.
Phương trình Drake. Nhà thiên văn học Frank Drake đã tạo ra một phương trình toán học để dự đoán hình dạng của các ngôi sao và hành tinh quanh chúng ta. Phương trình này có thể giúp được các nhà tiên phong trong lĩnh vực tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh trong tương lai.
Sinh học ngoài Trái đất. Cùng thời gian với sự ra đời của phương trình Drake, NASA đã tài trợ cho dự án sinh học ngoài Trái đất. Dự án này tìm kiếm những khả năng tồn tại sự sống bên ngoài hành tinh của chúng ta. Họ tập trung nghiên cứu khí quyển và địa hình của các hành tinh nằm trong hệ Mặt trời để trả lời cho câu hỏi những chất hóa học và ở điều kiện nào có thể tồn tại sự sống ngoài Trái đất.
Sinh học ngoài Trái đất. Cùng thời gian với sự ra đời của phương trình Drake, NASA đã tài trợ cho dự án sinh học ngoài Trái đất. Dự án này tìm kiếm những khả năng tồn tại sự sống bên ngoài hành tinh của chúng ta. Họ tập trung nghiên cứu khí quyển và địa hình của các hành tinh nằm trong hệ Mặt trời để trả lời cho câu hỏi những chất hóa học và ở điều kiện nào có thể tồn tại sự sống ngoài Trái đất.
Dự án SETI vẫn được thực hiện. Sau khi không được Thượng viện Mỹ thông qua khoản ngân sách cho dự án này, một Viện SETI do tư nhân tài trợ đã được sáng lập để tiếp tục tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh. Ngoài SETIm một tổ chức có tên Cộng đồng hành tinh, do nhà thiên văn nổi tiếng Carl Sagan thành lập cũng đang có cùng một mục tiêu tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.
Dự án SETI vẫn được thực hiện. Sau khi không được Thượng viện Mỹ thông qua khoản ngân sách cho dự án này, một Viện SETI do tư nhân tài trợ đã được sáng lập để tiếp tục tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh. Ngoài SETIm một tổ chức có tên Cộng đồng hành tinh, do nhà thiên văn nổi tiếng Carl Sagan thành lập cũng đang có cùng một mục tiêu tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.
Rất nhiều ngoại hành tinh. Từ giữa những năm 90, các nhà khoa học đã bắt đầu tìm kiếm các hành tinh bên ngoài hệ Mặt trời. Chương trình thám hiểm ngoại hành tinh của NASA có nhiệm vụ tìm kiếm và phân loại các ngoại hành tinh và các hệ thống hành tinh với mục đích tìm ra những hành tinh giống Trái đất, nơi có thể có sự sống. Trạm quan sát Kepler cũng giúp các nhà khoa học nhiều trong quá trình tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.
Rất nhiều ngoại hành tinh. Từ giữa những năm 90, các nhà khoa học đã bắt đầu tìm kiếm các hành tinh bên ngoài hệ Mặt trời. Chương trình thám hiểm ngoại hành tinh của NASA có nhiệm vụ tìm kiếm và phân loại các ngoại hành tinh và các hệ thống hành tinh với mục đích tìm ra những hành tinh giống Trái đất, nơi có thể có sự sống. Trạm quan sát Kepler cũng giúp các nhà khoa học nhiều trong quá trình tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất.
Mạng kính thiên văn Allen. Mạng này thuộc Viện SETI và đại học California-Berkeley đã giúp phóng đại các tín hiệu từ vũ trụ.
Mạng kính thiên văn Allen. Mạng này thuộc Viện SETI và đại học California-Berkeley đã giúp phóng đại các tín hiệu từ vũ trụ.

GALLERY MỚI NHẤT