10 phương tiện cứu hỏa hiện đại nhất thế giới

10 phương tiện cứu hỏa hiện đại nhất thế giới

Dập tắt các đám cháy, bảo vệ tính mạng con người, phương tiện cứu hỏa đang ngày càng được thiết kế hiện đại hơn.

1. Concept xe cứu hỏa tránh tắc đường: Hãng Dahir Insaat của Nga giới thiệu concept  xe cứu hỏa có thể dễ dàng di chuyển qua những đoạn đường ách tắc bằng cơ chế chuyển đổi đặc biệt. Xe có thể nâng cao lên và di chuyển bằng hai bánh để lách qua những khe hẹp giữa các phương tiện khác. Bên trong chiếc xe cứu hỏa này là một chiếc máy bay không người lái 20 cánh quạt, có thể đưa lính cứu hỏa lên cao và dập tắt đám cháy trên những tòa nhà cao tầng.
1. Concept xe cứu hỏa tránh tắc đường: Hãng Dahir Insaat của Nga giới thiệu concept xe cứu hỏa có thể dễ dàng di chuyển qua những đoạn đường ách tắc bằng cơ chế chuyển đổi đặc biệt. Xe có thể nâng cao lên và di chuyển bằng hai bánh để lách qua những khe hẹp giữa các phương tiện khác. Bên trong chiếc xe cứu hỏa này là một chiếc máy bay không người lái 20 cánh quạt, có thể đưa lính cứu hỏa lên cao và dập tắt đám cháy trên những tòa nhà cao tầng.
2. Xe cứu hỏa Otis TFFT: Otis TFFT được mô tả giống một chiếc xe tăng hơn xe chữa cháy. Nó sở hữu hai hệ thống phun nước riêng biệt, có thể dập lửa theo các hướng khác nhau. Thậm chí, các vòi của Otis TFFT có khả năng phun hai loại dung dịch chữa cháy khác nhau để tăng hiệu quả dập lửa. Với khả năng mang gần 4.000 lít dung dịch cứu hỏa, dù thân xe nặng nề, Otis TFFT vẫn có thể di chuyển với vận tốc 100 km/h. Các bánh lớn giúp Otis TFFT di chuyển tốt ở những vũng lầy sâu tới 1,2 m.
2. Xe cứu hỏa Otis TFFT: Otis TFFT được mô tả giống một chiếc xe tăng hơn xe chữa cháy. Nó sở hữu hai hệ thống phun nước riêng biệt, có thể dập lửa theo các hướng khác nhau. Thậm chí, các vòi của Otis TFFT có khả năng phun hai loại dung dịch chữa cháy khác nhau để tăng hiệu quả dập lửa. Với khả năng mang gần 4.000 lít dung dịch cứu hỏa, dù thân xe nặng nề, Otis TFFT vẫn có thể di chuyển với vận tốc 100 km/h. Các bánh lớn giúp Otis TFFT di chuyển tốt ở những vũng lầy sâu tới 1,2 m.
3. Xe cứu hỏa thổi gió của Hungary: Chiếc xe cứu hỏa thổi gió của Hungary là sự kết hợp giữa phần thân của xe tăng chiến đấu T-34 và hai động cơ phản lực của máy bay chiến đấu MiG-21. Khi xe hoạt động, hai động cơ phản lực sẽ thổi hỗn hợp dung dịch chữa cháy vào khu vực hỏa hoạn. Nó có thể thổi 220 lít dung dịch vào đám cháy mỗi giây.
3. Xe cứu hỏa thổi gió của Hungary: Chiếc xe cứu hỏa thổi gió của Hungary là sự kết hợp giữa phần thân của xe tăng chiến đấu T-34 và hai động cơ phản lực của máy bay chiến đấu MiG-21. Khi xe hoạt động, hai động cơ phản lực sẽ thổi hỗn hợp dung dịch chữa cháy vào khu vực hỏa hoạn. Nó có thể thổi 220 lít dung dịch vào đám cháy mỗi giây.
4. Xe cứu hỏa Man Rosenbauer: Xe chữa cháy Man Rosenbauer là một trong những siêu xe cứu hỏa hiện đại nhất thế giới. Tại Việt Nam, Phòng cảnh sát PCCC Hà Nội đang sở hữu 2 chiếc. Với trọng lượng toàn tải 26 tấn, bề rộng 2,55 m, chiều dài 12 m, xe thang 56 m có thể dễ dàng vươn đến những tòa nhà 17-18 tầng. Giỏ cứu hộ tải được 3 người (270 kg), có bảng điều khiển thang tích hợp trong việc tự điều khiển khi làm nhiệm vụ trên cao, có thể cứu được 18 người trong vòng 12 phút.
4. Xe cứu hỏa Man Rosenbauer: Xe chữa cháy Man Rosenbauer là một trong những siêu xe cứu hỏa hiện đại nhất thế giới. Tại Việt Nam, Phòng cảnh sát PCCC Hà Nội đang sở hữu 2 chiếc. Với trọng lượng toàn tải 26 tấn, bề rộng 2,55 m, chiều dài 12 m, xe thang 56 m có thể dễ dàng vươn đến những tòa nhà 17-18 tầng. Giỏ cứu hộ tải được 3 người (270 kg), có bảng điều khiển thang tích hợp trong việc tự điều khiển khi làm nhiệm vụ trên cao, có thể cứu được 18 người trong vòng 12 phút.
5. Trực thăng Ka-32A11BC: Ka-32A11BC là mẫu trực thăng quân sự được phát triển dành cho Hải quân Nga, tuy nhiên nó còn thường được sử dụng vào các mục đích khác như cứu hộ, tiếp tế và vận tải... Ka-32A11BC trang bị động cơ Klimov TV3-117MA, tốc độ tối đa 270 km/h. Nó nổi tiếng với khả năng chữa cháy trên không cực kỳ hiệu quả, được các chuyên gia đánh giá là một trong những mẫu trực thăng cứu hộ cứu nạn tốt nhất trên thế giới.
5. Trực thăng Ka-32A11BC: Ka-32A11BC là mẫu trực thăng quân sự được phát triển dành cho Hải quân Nga, tuy nhiên nó còn thường được sử dụng vào các mục đích khác như cứu hộ, tiếp tế và vận tải... Ka-32A11BC trang bị động cơ Klimov TV3-117MA, tốc độ tối đa 270 km/h. Nó nổi tiếng với khả năng chữa cháy trên không cực kỳ hiệu quả, được các chuyên gia đánh giá là một trong những mẫu trực thăng cứu hộ cứu nạn tốt nhất trên thế giới.
6. Trực thăng Sikorsky S-64 “Skycrane”: Đây là phiên bản dân sự của trực thăng quân đội. Sikorsky S-64 "Skycrane" thuộc nhóm trực thăng hạng nặng do Mỹ sản xuất. Máy bay có hai động cơ phản lực và sáu cánh quạt có thể chở được 10.000 lít nước. Ngoài ra, Sikorsky S-64 “Skycrane” có vòi hút lớn và lấy nước tại các ao, hồ với thời gian chưa tới một phút.
6. Trực thăng Sikorsky S-64 “Skycrane”: Đây là phiên bản dân sự của trực thăng quân đội. Sikorsky S-64 "Skycrane" thuộc nhóm trực thăng hạng nặng do Mỹ sản xuất. Máy bay có hai động cơ phản lực và sáu cánh quạt có thể chở được 10.000 lít nước. Ngoài ra, Sikorsky S-64 “Skycrane” có vòi hút lớn và lấy nước tại các ao, hồ với thời gian chưa tới một phút.
7. Máy bay Global Super Tanker : Global Super Tanker không phải là máy bay chữa cháy duy nhất nhưng nó thực sự khác biệt với các loại máy bay cùng chức năng khác. Đặc biệt hơn cả, Global Super Tanker có thể di chuyển với tốc độ lên tới gần 1.000 km/h, nhanh hơn bất kỳ chiếc máy bay chữa cháy nào. Global Super Tanker có khả năng thực hiện 8 lần thả chất chống cháy trong một chuyến bay duy nhất. Thời gian nạp đầy khoang chứa 75 nghìn lít chất chống cháy chỉ mất chưa đầy 30 phút. Chính vì vậy nó thường được sử dụng để chữa cháy rừng, cháy giàn khoan trên biển hay các tòa cao ốc.
7. Máy bay Global Super Tanker : Global Super Tanker không phải là máy bay chữa cháy duy nhất nhưng nó thực sự khác biệt với các loại máy bay cùng chức năng khác. Đặc biệt hơn cả, Global Super Tanker có thể di chuyển với tốc độ lên tới gần 1.000 km/h, nhanh hơn bất kỳ chiếc máy bay chữa cháy nào. Global Super Tanker có khả năng thực hiện 8 lần thả chất chống cháy trong một chuyến bay duy nhất. Thời gian nạp đầy khoang chứa 75 nghìn lít chất chống cháy chỉ mất chưa đầy 30 phút. Chính vì vậy nó thường được sử dụng để chữa cháy rừng, cháy giàn khoan trên biển hay các tòa cao ốc.
8. Thủy phi cơ Beriev Be-12: Beriev Be-12 Chayka (chim mòng biển) là loại thủy phi cơ sử dụng động cơ cánh quạt do Cục thiết kế Beriev (Liên Xô) phát triển từ cuối những năm 1950, nhằm thực hiện các nhiệm vụ tuần tra bờ biển và chống tàu ngầm. Ngoài ra máy bay còn có thể được cải tiến thành phiên bản chữa cháy Be-12P và Be-12P-200. Thủy phi cơ Beriev Be-12 có vận tốc tối đa lên đến 530 km/h, đảm bảo khả năng ứng cứu cấp bách.
8. Thủy phi cơ Beriev Be-12: Beriev Be-12 Chayka (chim mòng biển) là loại thủy phi cơ sử dụng động cơ cánh quạt do Cục thiết kế Beriev (Liên Xô) phát triển từ cuối những năm 1950, nhằm thực hiện các nhiệm vụ tuần tra bờ biển và chống tàu ngầm. Ngoài ra máy bay còn có thể được cải tiến thành phiên bản chữa cháy Be-12P và Be-12P-200. Thủy phi cơ Beriev Be-12 có vận tốc tối đa lên đến 530 km/h, đảm bảo khả năng ứng cứu cấp bách.
9. Robot cứu hỏa QinetiQ: Con robot chữa cháy nhỏ gọn này là sản phẩm của công ty công nghệ quốc phòng QinetiQ, nước Anh. Những robot này có nhiệm vụ dập tắt các vụ cháy liên quan đến khí acetylene công nghiệp. Những đám cháy này là mối de dọa với lính cứu hỏa, vì nguy hiểm vẫn rình rập thậm chí sau khi họ dập tắt ngọn lửa. Không chỉ nguy hiểm, những đám cháy kiểu này còn khiến toàn bộ khu vực phải được phong tỏa trong vòng 24 giờ. Với sự hỗ trợ của robot, toàn bộ quá trình chỉ kéo dài chưa đầy ba giờ.
9. Robot cứu hỏa QinetiQ: Con robot chữa cháy nhỏ gọn này là sản phẩm của công ty công nghệ quốc phòng QinetiQ, nước Anh. Những robot này có nhiệm vụ dập tắt các vụ cháy liên quan đến khí acetylene công nghiệp. Những đám cháy này là mối de dọa với lính cứu hỏa, vì nguy hiểm vẫn rình rập thậm chí sau khi họ dập tắt ngọn lửa. Không chỉ nguy hiểm, những đám cháy kiểu này còn khiến toàn bộ khu vực phải được phong tỏa trong vòng 24 giờ. Với sự hỗ trợ của robot, toàn bộ quá trình chỉ kéo dài chưa đầy ba giờ.
10. Robot SAFFiR: Các nhà khoa học Mỹ đã chế tạo robot cứu hỏa mang tên SAFFiR, robot này có chức năng phát hiện và dập tắt đám cháy trên tàu biển. SAFFiR có kích thước tương đương con người, có thể chịu được mức nhiệt đến 500 độ C và "kề vai sát cánh" cùng nhân viên cứu hỏa trong những nhiệm vụ nguy hiểm.
10. Robot SAFFiR: Các nhà khoa học Mỹ đã chế tạo robot cứu hỏa mang tên SAFFiR, robot này có chức năng phát hiện và dập tắt đám cháy trên tàu biển. SAFFiR có kích thước tương đương con người, có thể chịu được mức nhiệt đến 500 độ C và "kề vai sát cánh" cùng nhân viên cứu hỏa trong những nhiệm vụ nguy hiểm.

GALLERY MỚI NHẤT