10 nhà phát minh trẻ tuổi nhất thế giới

10 nhà phát minh trẻ tuổi nhất thế giới

Phần lớn những nhà phát minh sau đây đều công bố phát minh của họ khi còn ở tuổi cắp sách tới trường. 

George Westinghouse phát minh ra động cơ hơi nước quay năm 19 tuổi: Năm 1865, Westinghouse nhận bằng sáng chế đầu tiên trong số rất nhiều bằng sáng chế của ông sau đó cho sản phẩm động cơ hơi nước quay. Ông là người khởi nguồn cho ngành đường sắt với động cơ hơi nước quay và hệ thống phanh ray sử dụng khí nén. Những phát minh này giúp tàu chạy với tốc độ lớn hơn đồng thời an toàn hơn. Đến năm 1905. Khoảng 2 triệu phương tiện và khoảng 90.000 đầu máy xe lửa được lắp đặt hệ thống phanh phản ứng nhanh tự động của Westinghouse.
George Westinghouse phát minh ra động cơ hơi nước quay năm 19 tuổi: Năm 1865, Westinghouse nhận bằng sáng chế đầu tiên trong số rất nhiều bằng sáng chế của ông sau đó cho sản phẩm động cơ hơi nước quay. Ông là người khởi nguồn cho ngành đường sắt với động cơ hơi nước quay và hệ thống phanh ray sử dụng khí nén. Những phát minh này giúp tàu chạy với tốc độ lớn hơn đồng thời an toàn hơn. Đến năm 1905. Khoảng 2 triệu phương tiện và khoảng 90.000 đầu máy xe lửa được lắp đặt hệ thống phanh phản ứng nhanh tự động của Westinghouse.
Philo Farnsworth phát minh ra ti-vi năm 14 tuổi: Năm 14 tuổi, cậu bé Farnsworth ở Rigby, Idaho đã phác thảo bản vẽ đầu tiên về vô tuyến điện ngày nay. Trong suốt phần đời còn lại, ông đã lao động vất vả để tạo ra thiết bị hiển thị hình ảnh điện tử đầu tiên trên thế giới. Ông được xem là cha đẻ của ti-vi ngày nay. Một số phát minh khác của ông bao gồm đèn thu hình và bộ phân tích ảnh.
Philo Farnsworth phát minh ra ti-vi năm 14 tuổi: Năm 14 tuổi, cậu bé Farnsworth ở Rigby, Idaho đã phác thảo bản vẽ đầu tiên về vô tuyến điện ngày nay. Trong suốt phần đời còn lại, ông đã lao động vất vả để tạo ra thiết bị hiển thị hình ảnh điện tử đầu tiên trên thế giới. Ông được xem là cha đẻ của ti-vi ngày nay. Một số phát minh khác của ông bao gồm đèn thu hình và bộ phân tích ảnh.
Peter Chilvers sáng tạo ra môn lướt sóng năm 12 tuổi: Năm 1958, cậu bé Peter Chilvers 12 tuổi, đã tạo ra thuyền buồm đầu tiên trên thế giới. Sống tại đảo Hayling, nằm trên bờ biển phía nam của Anh, Chilvers có khả năng chơi vô số môn thể thao dưới nước. Một ngày nọ, anh quyết định lắp một cánh buồm trên ván trượt của mình và môn lướt sóng ra đời. Chilvers vẫn có ảnh hưởng rất lớn tới môn lướt ván ngày nay. Ông thành lập Trung tâm lướt ván East End London cho trẻ em nghèo và hiện đang nỗ lực xây dựng một trung tâm lướt ván và đua thuyền 40 triệu euro cho quê hương mình là đảo Hayling.
Peter Chilvers sáng tạo ra môn lướt sóng năm 12 tuổi: Năm 1958, cậu bé Peter Chilvers 12 tuổi, đã tạo ra thuyền buồm đầu tiên trên thế giới. Sống tại đảo Hayling, nằm trên bờ biển phía nam của Anh, Chilvers có khả năng chơi vô số môn thể thao dưới nước. Một ngày nọ, anh quyết định lắp một cánh buồm trên ván trượt của mình và môn lướt sóng ra đời. Chilvers vẫn có ảnh hưởng rất lớn tới môn lướt ván ngày nay. Ông thành lập Trung tâm lướt ván East End London cho trẻ em nghèo và hiện đang nỗ lực xây dựng một trung tâm lướt ván và đua thuyền 40 triệu euro cho quê hương mình là đảo Hayling.
George Nissen thiết kế đệm nhún năm 16 tuổi: George Nissen thiết kế chiếc đệm nhún đầu tiên trong garage của gia đình cùng huấn luyện viên thể dục của ông là Larry Griswold. Đầu tiên ông dựng một khung hình chữ nhật và sau đó căng một tấm vải lên khung, tạo ra chiếc đệm nhún đầu tiên trên thế giới. Sau khi vào đại học, Nissen tiếp tục theo đuổi môn thể dục và thậm chí giành ba chức vô địch NCAA tại đại học Iowa. Hoàn thành bằng đại học kinh tế, ông tiếp tục đi du lịch khắp nơi và khi đến Mexico ông đã học được từ “trampoline” trong tiếng Tây Ban Nha (nghĩa là đệm nhún). Sau đó, ông công bố phát minh của mình dưới cái tên trampoline và bắt đầu bán những tấm đệm đi khắp nơi trên thế giới.
George Nissen thiết kế đệm nhún năm 16 tuổi: George Nissen thiết kế chiếc đệm nhún đầu tiên trong garage của gia đình cùng huấn luyện viên thể dục của ông là Larry Griswold. Đầu tiên ông dựng một khung hình chữ nhật và sau đó căng một tấm vải lên khung, tạo ra chiếc đệm nhún đầu tiên trên thế giới. Sau khi vào đại học, Nissen tiếp tục theo đuổi môn thể dục và thậm chí giành ba chức vô địch NCAA tại đại học Iowa. Hoàn thành bằng đại học kinh tế, ông tiếp tục đi du lịch khắp nơi và khi đến Mexico ông đã học được từ “trampoline” trong tiếng Tây Ban Nha (nghĩa là đệm nhún). Sau đó, ông công bố phát minh của mình dưới cái tên trampoline và bắt đầu bán những tấm đệm đi khắp nơi trên thế giới.
Horatio Adams phát minh ra kẹo cao su thổi bóng năm 15 tuổi: Dù người được ca tụng về phát minh kẹo cao su là doanh nhân Thomas Adams, nhưng chính con trai ông là Horatio Adams mới là người đưa ra ý tưởng về loại kẹo này. Adams đã mua nhựa cây chicle của Mexico và nỗ lực biến nó thành cao su nhưng không lâu sau đó, anh nhận ra chất nhựa này có thể nhai được. Anh đã tạo ra 200 viên kẹo cao su và nhờ dược sĩ trong vùng bán chúng. Đến cuối buổi chiều, tất cả kẹo đã được bán hết với giá 1 penny/chiếc.
Horatio Adams phát minh ra kẹo cao su thổi bóng năm 15 tuổi: Dù người được ca tụng về phát minh kẹo cao su là doanh nhân Thomas Adams, nhưng chính con trai ông là Horatio Adams mới là người đưa ra ý tưởng về loại kẹo này. Adams đã mua nhựa cây chicle của Mexico và nỗ lực biến nó thành cao su nhưng không lâu sau đó, anh nhận ra chất nhựa này có thể nhai được. Anh đã tạo ra 200 viên kẹo cao su và nhờ dược sĩ trong vùng bán chúng. Đến cuối buổi chiều, tất cả kẹo đã được bán hết với giá 1 penny/chiếc.
Frank Epperson và kem que năm 11 tuổi: Năm 1905, cậu bé 11 tuổi Frank Epperson đã để quên hỗn hợp nước và bột soda trong một cái cốc với một thanh khuấy trên hiên nhà mình. Đó là một buổi tối giá lạnh và sáng hôm sau, Epperson phát hiện ra chiếc cốc đã đông lại. Cậu bé nếm thử và thấy rất ngon nên đã đặt tên cho món ăn là "Epsicle". 18 năm sau, Epperson không theo đuổi phát minh tình cờ của mình. Tuy nhiên ông vẫn làm món đặc biệt này cho các con ăn. Mãi tới năm 1923, Epperson thương mại hóa sản phẩm của mình đồng thời xin cấp bằng sáng chế. Sau đó ông đã tạo ra một loạt các mùi vị mới và phân phối kem que của mình tới công chúng.
Frank Epperson và kem que năm 11 tuổi: Năm 1905, cậu bé 11 tuổi Frank Epperson đã để quên hỗn hợp nước và bột soda trong một cái cốc với một thanh khuấy trên hiên nhà mình. Đó là một buổi tối giá lạnh và sáng hôm sau, Epperson phát hiện ra chiếc cốc đã đông lại. Cậu bé nếm thử và thấy rất ngon nên đã đặt tên cho món ăn là "Epsicle". 18 năm sau, Epperson không theo đuổi phát minh tình cờ của mình. Tuy nhiên ông vẫn làm món đặc biệt này cho các con ăn. Mãi tới năm 1923, Epperson thương mại hóa sản phẩm của mình đồng thời xin cấp bằng sáng chế. Sau đó ông đã tạo ra một loạt các mùi vị mới và phân phối kem que của mình tới công chúng.
Blaise Pascal và chiếc máy tính cơ học năm 19 tuổi: Là một cậu bé thông minh, Pascal đã được cha mình, một nhân viên thuế vụ Pháp, dạy cho rất nhiều điều về môn toán. Cậu bé đã phát minh ra chiếc máy tính cơ học nguyên thủy năm 1642 trong một lần giúp cha tính toán. Cha của Pascal thường phải dành cả ngày để thực hiện các phép toán phức tạp của ngành thuế. Cậu bé đã tạo ra một máy tính bằng gỗ gồm 16 nút có thể thực hiện các phép cộng trừ nhanh chóng và nó là nguyên bản cho chiếc máy tính điện tử ngày nay. Trước đó, Leonardo da Vinci cũng đã từng cố gắng tạo ra chiếc máy tính như Pascal nhưng thất bại.
Blaise Pascal và chiếc máy tính cơ học năm 19 tuổi: Là một cậu bé thông minh, Pascal đã được cha mình, một nhân viên thuế vụ Pháp, dạy cho rất nhiều điều về môn toán. Cậu bé đã phát minh ra chiếc máy tính cơ học nguyên thủy năm 1642 trong một lần giúp cha tính toán. Cha của Pascal thường phải dành cả ngày để thực hiện các phép toán phức tạp của ngành thuế. Cậu bé đã tạo ra một máy tính bằng gỗ gồm 16 nút có thể thực hiện các phép cộng trừ nhanh chóng và nó là nguyên bản cho chiếc máy tính điện tử ngày nay. Trước đó, Leonardo da Vinci cũng đã từng cố gắng tạo ra chiếc máy tính như Pascal nhưng thất bại.
Becky Schroeder tạo giấy phát sáng năm 12 tuổi: Năm 1974, Backy Schroeder tạo ra giấy phát sáng và trở thành người phụ nữ trẻ nhất tại Mỹ được cấp bằng sáng chế. Cô bé Becky 10 tuổi đang cố gắng làm bài tập về nhà trong xe của mẹ. Thế nhưng trời ngày càng tối, cô bé nảy ra ý tưởng phải tạo ra những tờ giấy phát sáng để dễ nhìn hơn. Cô bé bắt đầu tìm hiểu về vật liệu lân quang, có thể phát sáng nhưng không phát nhiệt. Sau này, cô bé đã tạo ra thành công những tờ giấy phát sáng đầu tiên vào năm cô bé mới 12 tuổi.
Becky Schroeder tạo giấy phát sáng năm 12 tuổi: Năm 1974, Backy Schroeder tạo ra giấy phát sáng và trở thành người phụ nữ trẻ nhất tại Mỹ được cấp bằng sáng chế. Cô bé Becky 10 tuổi đang cố gắng làm bài tập về nhà trong xe của mẹ. Thế nhưng trời ngày càng tối, cô bé nảy ra ý tưởng phải tạo ra những tờ giấy phát sáng để dễ nhìn hơn. Cô bé bắt đầu tìm hiểu về vật liệu lân quang, có thể phát sáng nhưng không phát nhiệt. Sau này, cô bé đã tạo ra thành công những tờ giấy phát sáng đầu tiên vào năm cô bé mới 12 tuổi.
Louis Braille và chữ nổi Braille năm 15 tuổi: Khi còn nhỏ, Braille mắc phải một tai nạn khiến mắt bị mù. Sau khi tới Paris học tại trường cho người khiếm thị, cậu bé nhận ra rằng tại đây có một hệ thống sách gồm những từ được dập nổi cho phép học sinh dùng tay để "đọc". Braille quyết định sẽ dùng các chấm nổi để tạo ra một hệ thống chữ nổi cho người mù vẫn được sử dụng khắp nơi trên thế giới đến nay.
Louis Braille và chữ nổi Braille năm 15 tuổi: Khi còn nhỏ, Braille mắc phải một tai nạn khiến mắt bị mù. Sau khi tới Paris học tại trường cho người khiếm thị, cậu bé nhận ra rằng tại đây có một hệ thống sách gồm những từ được dập nổi cho phép học sinh dùng tay để "đọc". Braille quyết định sẽ dùng các chấm nổi để tạo ra một hệ thống chữ nổi cho người mù vẫn được sử dụng khắp nơi trên thế giới đến nay.
Alexander Graham Bell phát minh ra chiếc điện thoại năm 18 tuổi: Năm 18 tuổi, Alexander Graham Bell bắt đầu tìm hiểu các phương pháp truyền âm. Phát minh “máy điện báo âm thanh” của ông cùng sự trợ giúp của Thomas Watson cuối cùng đã thành công vào 10-3-1976, đánh dấu sự ra đời ngành thông tin liên lạc bằng âm thanh thay cho bảng mã Morse. Bell cũng được vinh danh vì những đóng góp của mình với người khiếm thính.
Alexander Graham Bell phát minh ra chiếc điện thoại năm 18 tuổi: Năm 18 tuổi, Alexander Graham Bell bắt đầu tìm hiểu các phương pháp truyền âm. Phát minh “máy điện báo âm thanh” của ông cùng sự trợ giúp của Thomas Watson cuối cùng đã thành công vào 10-3-1976, đánh dấu sự ra đời ngành thông tin liên lạc bằng âm thanh thay cho bảng mã Morse. Bell cũng được vinh danh vì những đóng góp của mình với người khiếm thính.

GALLERY MỚI NHẤT