10 loại hormon này chính là “thủ phạm” gây tăng cân ở phụ nữ

10 loại hormon này chính là “thủ phạm” gây tăng cân ở phụ nữ

(Kiến Thức) - Hormon là yếu tố tồn tại, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, nhưng cũng là tác nhân "dấu mặt" gây tăng cân ở phụ nữ.

1. Tuyến giáp: có mặt ở gốc cổ của bạn và trực tiếp sản xuất ra ba hormone-T3, T4 và calcitonin. Các hormone này điều hòa sự trao đổi chất, giấc ngủ, nhịp tim, tăng trưởng, phát triển não ... Đôi khi tuyến giáp sản sinh ra hormon thyroid dẫn đến chứng suy giáp. Khi bị suy giáp, bạn sẽ thấy trọng lượng cơ thể tăng lên. Bên cạnh đó, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, làn da khô và bị táo bón. Ảnh: iStock.
1. Tuyến giáp: có mặt ở gốc cổ của bạn và trực tiếp sản xuất ra ba hormone-T3, T4 và calcitonin. Các hormone này điều hòa sự trao đổi chất, giấc ngủ, nhịp tim, tăng trưởng, phát triển não ... Đôi khi tuyến giáp sản sinh ra hormon thyroid dẫn đến chứng suy giáp. Khi bị suy giáp, bạn sẽ thấy trọng lượng cơ thể tăng lên. Bên cạnh đó, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, làn da khô và bị táo bón. Ảnh: iStock.
2. Insulin: Một trong những hormon gây  tăng cân  ở phụ nữ chính là insulin. Hormone này chịu trách nhiệm điều chỉnh chất béo và carbohydrate (đường, tinh bột và chất xơ) trong cơ thể. Do vậy, nồng độ insulin cao sẽ khiến cơ thể không thể điều chỉnh chất béo và dẫn tới tăng cân. Ảnh: iStock.
2. Insulin: Một trong những hormon gây tăng cân ở phụ nữ chính là insulin. Hormone này chịu trách nhiệm điều chỉnh chất béo và carbohydrate (đường, tinh bột và chất xơ) trong cơ thể. Do vậy, nồng độ insulin cao sẽ khiến cơ thể không thể điều chỉnh chất béo và dẫn tới tăng cân. Ảnh: iStock.
3. Leptin: Trong điều kiện bình thường, hormon leptin báo hiệu rằng bạn đã no bụng và nên ngừng ăn. Tuy nhiên do ăn quá nhiều thực phẩm có hàm lượng đường cao như bánh kẹo, socola, sự thừa cung của fructose được chuyển thành chất béo (mỡ) tích tụ trong gan, bụng và các khu vực khác của cơ thể. Từ đó, tế bào mỡ tiết ra leptin. Điều này khiến bạn tăng cân nhanh hơn. Ảnh: iStock.
3. Leptin: Trong điều kiện bình thường, hormon leptin báo hiệu rằng bạn đã no bụng và nên ngừng ăn. Tuy nhiên do ăn quá nhiều thực phẩm có hàm lượng đường cao như bánh kẹo, socola, sự thừa cung của fructose được chuyển thành chất béo (mỡ) tích tụ trong gan, bụng và các khu vực khác của cơ thể. Từ đó, tế bào mỡ tiết ra leptin. Điều này khiến bạn tăng cân nhanh hơn. Ảnh: iStock.
4. Ghrelin: Được biết đến như là "hormon đói", ghrelin giúp kích thích sự thèm ăn và làm tăng sự lắng đọng chất béo. Nó được tiết ra chủ yếu từ dạ dày. Một lượng nhỏ ghrelin cũng được tiết ra bởi ruột non, não và tuyến tụy. Mức ghrelin cao hơn trong máu có thể dẫn đến tăng cân và những người béo phì nhạy cảm hơn với hormon này. Ảnh: iStock.
4. Ghrelin: Được biết đến như là "hormon đói", ghrelin giúp kích thích sự thèm ăn và làm tăng sự lắng đọng chất béo. Nó được tiết ra chủ yếu từ dạ dày. Một lượng nhỏ ghrelin cũng được tiết ra bởi ruột non, não và tuyến tụy. Mức ghrelin cao hơn trong máu có thể dẫn đến tăng cân và những người béo phì nhạy cảm hơn với hormon này. Ảnh: iStock.
5. Estrogen: Nội tiết tố nữ (estrogen) là một trong những hormone rất quan trọng của chị em. Vào thời kỳ mãn kinh, nồng độ estrogen giảm xuống sẽ gây tích tụ mỡ, đặc biệt là xung quanh ruột hay dạ dày dẫn tới tăng cân ở phụ nữ. Ảnh: iStock.
5. Estrogen: Nội tiết tố nữ (estrogen) là một trong những hormone rất quan trọng của chị em. Vào thời kỳ mãn kinh, nồng độ estrogen giảm xuống sẽ gây tích tụ mỡ, đặc biệt là xung quanh ruột hay dạ dày dẫn tới tăng cân ở phụ nữ. Ảnh: iStock.
6. Cortisol: Cortisol là loại hormon chủ yếu tiết ra khi bạn stress, lo lắng, chán nản hay tức giận. Khi phụ nữ quá căng thẳng, loại hormon này sẽ tăng lên dẫn tới kích thích cảm giác thèm ăn, từ đó, gây tăng cân. Để tránh tăng cân do hormon này, bạn hãy đi dạo hay nghe nhạc để giải tỏa khi tâm trạng không tốt. Ảnh: iStock.
6. Cortisol: Cortisol là loại hormon chủ yếu tiết ra khi bạn stress, lo lắng, chán nản hay tức giận. Khi phụ nữ quá căng thẳng, loại hormon này sẽ tăng lên dẫn tới kích thích cảm giác thèm ăn, từ đó, gây tăng cân. Để tránh tăng cân do hormon này, bạn hãy đi dạo hay nghe nhạc để giải tỏa khi tâm trạng không tốt. Ảnh: iStock.
7. Testosterone: Testosterone giúp đốt cháy chất béo, tăng cường xương và cơ và cải thiện ham muốn tình dục. Ở phụ nữ, testosterone được sản sinh ở buồng trứng. Cao tuổi và căng thẳng có thể làm giảm đáng kể mức testosterone ở phụ nữ và khi mức testosterone thấp hơn sẽ dẫn đến béo phì và gây trầm cảm. Ảnh: Shutterstock.
7. Testosterone: Testosterone giúp đốt cháy chất béo, tăng cường xương và cơ và cải thiện ham muốn tình dục. Ở phụ nữ, testosterone được sản sinh ở buồng trứng. Cao tuổi và căng thẳng có thể làm giảm đáng kể mức testosterone ở phụ nữ và khi mức testosterone thấp hơn sẽ dẫn đến béo phì và gây trầm cảm. Ảnh: Shutterstock.
8. Progesterone: Hormon progesterone và estrogen cần cân bằng để giúp cơ thể hoạt động bình thường. Mức progesterone có thể giảm do mãn kinh, căng thẳng, sử dụng thuốc tránh thai hoặc do tiêu thụ thực phẩm có chứa kháng sinh và hormon chuyển đổi thành estrogen trong cơ thể. Điều này cũng có thể dẫn đến tăng cân và trầm cảm. Ảnh: iStock.
8. Progesterone: Hormon progesterone và estrogen cần cân bằng để giúp cơ thể hoạt động bình thường. Mức progesterone có thể giảm do mãn kinh, căng thẳng, sử dụng thuốc tránh thai hoặc do tiêu thụ thực phẩm có chứa kháng sinh và hormon chuyển đổi thành estrogen trong cơ thể. Điều này cũng có thể dẫn đến tăng cân và trầm cảm. Ảnh: iStock.
9. Melatonin: Melatonin được tiết ra bởi tuyến tùng thông giúp duy trì nhịp sinh học của cơ thể. Mức melatonin có khuynh hướng tăng từ tối cho đến khuya và ban đêm tới sáng sớm. Vì vậy, khi bạn ngủ trong phòng tối, mức melatonin sẽ tăng, giúp cơ thể hồi phục. Tuy nhiên do nhịp điệu sinh học bị gián đoạn, nhiều khi bạn không ngủ đủ giấc hoặc đủ tối. Điều này dẫn đến căng thẳng và tăng cân. Ảnh: iStock.
9. Melatonin: Melatonin được tiết ra bởi tuyến tùng thông giúp duy trì nhịp sinh học của cơ thể. Mức melatonin có khuynh hướng tăng từ tối cho đến khuya và ban đêm tới sáng sớm. Vì vậy, khi bạn ngủ trong phòng tối, mức melatonin sẽ tăng, giúp cơ thể hồi phục. Tuy nhiên do nhịp điệu sinh học bị gián đoạn, nhiều khi bạn không ngủ đủ giấc hoặc đủ tối. Điều này dẫn đến căng thẳng và tăng cân. Ảnh: iStock.
10. Glucocorticoids: Khi cơ thể bị viêm nhiễm, hormon glucocorticoids giúp giảm viêm khiến bạn dễ tăng cân. Glucocorticoids điều chỉnh việc sử dụng đường, chất béo và protein trong cơ thể. Hormon này làm tăng sự phân chia chất béo và protein nhưng làm giảm lượng glucose hay đường như một nguồn năng lượng. Khi cơ thể nạp quá nhiều đường, dẫn đến chứng béo phì và thậm chí bệnh tiểu đường nếu không được điều trị. Ảnh: iStock.
10. Glucocorticoids: Khi cơ thể bị viêm nhiễm, hormon glucocorticoids giúp giảm viêm khiến bạn dễ tăng cân. Glucocorticoids điều chỉnh việc sử dụng đường, chất béo và protein trong cơ thể. Hormon này làm tăng sự phân chia chất béo và protein nhưng làm giảm lượng glucose hay đường như một nguồn năng lượng. Khi cơ thể nạp quá nhiều đường, dẫn đến chứng béo phì và thậm chí bệnh tiểu đường nếu không được điều trị. Ảnh: iStock.

GALLERY MỚI NHẤT