10 Group, Fanpage “kỳ quặc” trên Facebook

(Kiến Thức) - Những nhóm, Fanpage trên Facebook nước ngoài này được lập ra để chứng minh ngực không gây động đất, hay kêu gọi không để cho bố mẹ tham gia Facebook... 

10 Group, Fanpage “kỳ quặc” trên Facebook
1. Boobquake: Nhóm nỗ lực chứng minh rằng ngực không gây ra động đất
Bắt nguồn từ phát ngôn kỳ quặc của một giáo sĩ người Iran khi khẳng định rằng phụ nữ ăn mặc gợi cảm là nguyên nhân gây ra động đất, hàng nghìn phụ nữ trong chiến dịch “Boobquake” đã quyết định lập nhóm trên Facebook để chứng minh những điều giáo sĩ kia nói là sai.
Vị giáo sĩ có tên Hojatoleslam Kazem Sedighi đã cho rằng: "Nhiều phụ nữ ăn mặc không kín đáo, khiến đàn ông dễ lạc lối và làm tăng số người ngoại tình trong xã hội. Đó là nguyên nhân khiến động đất tăng cao”.
Phát ngôn kỳ quặc của giáo sĩ người Iran gây nhiều cuộc tranh cãi.
 Phát ngôn kỳ quặc của giáo sĩ người Iran gây nhiều cuộc tranh cãi. 
Iran là một trong những nước hứng chịu nhiều trận động đất nhất trên thế giới, nhưng lời giải thích của một giáo sĩ về thảm họa thiên nhiên này đã gây nên nhiều cuộc tranh cãi.
Fanpage "Boobquake" ra đời với hơn 30.000 phụ nữ tham gia, do Jennifer McCreight khởi xướng. Jennifer muốn kiểm nghiệm xem liệu khi hàng nghìn phụ nữ ăn mặc sexy thì có gây ra bất kỳ kiến tạo địa chất nào không.
2. Benjyo Soujer: Câu lạc bộ người Nhật Bản chuyên dọn… nhà vệ sinh công cộng
Lau chùi nhà vệ sinh công cộng được coi là một hoạt động xã hội của những công dân gương mẫu ở Nhật Bản. Xuất phát từ điều này, một nhóm đã được lập trên Facebook để các thành viên có thể cùng nhau đi làu chùi các nhà vệ sinh công cộng vào ngày cuối tuần.
Nhóm này có tên là Benjyo Soujer, gồm 35 thành viên. Họ hẹn gặp nhau vào mỗi sáng thứ 7 hàng tuần và cùng nhau thực hiện nhiệm vụ chính là lau chùi sạch sẽ các bồn cầu, nhà vệ sinh tại các địa điểm công cộng ở thủ đô Tokyo. 
Nhóm chuyên dọn… nhà vệ sinh công cộng.
 Nhóm chuyên dọn… nhà vệ sinh công cộng.
Các thành viên của CLB cho biết, họ làm công việc này vào ngày cuối tuần để hi vọng khi bước sang tuần mới, mọi người sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi đi vào các nhà vệ sinh công cộng. Các thành viên được khuyến khích làm sạch nhà vệ sinh công cộng bằng đôi tay trần. Điều đó cũng giống như việc làm trong sạch linh hồn họ.
3. Nhóm For the Love of God – Đừng để bố mẹ tham gia facebook
Năm 2009, một Fanpage Facebook mang tên "For the love of god – Don't Let Parents Join Facebook (Vì tình yêu của Chúa - Đừng để cho bố mẹ tham gia Facebook)" đã được lập ra với 5.819 thành viên đều là học sinh trung học, đại học. Mục đích chung của các thành viên trong nhóm này là ngăn chặn việc các bậc phụ huynh tham gia Facebook để “gián điệp” con cái.
Ảnh: Getty inmages.
 Ảnh: Getty inmages. 
Tuy nhiên hiện nay nhóm này chỉ còn có 30 thành viên, có thể vì các phụ huynh đã kiểm soát được thế giới Facebook của con cái mình.
4. Badly Stuffed Animals: Nhóm có hình ảnh độn xác động vật thảm họa nhất

Nghệ thuật tạo hình nhằm tái tạo lại các loài động vật nhằm mục đích nghiên cứu và văn hóa. Tuy nhiên, có những trường hợp các nghệ sĩ hơi "quá khích" dẫn đến những thảm họa tạo hình. 

Thú nhồi bông hình thù kỳ dị.
 Thú nhồi bông hình thù kỳ dị. 
Một nhóm Facebook gồm có gần 11.000 thành viên đăng ký tham gia đã được lập ra để chia sẻ bộ sưu tập nghệ thuật tạo hình từ xác chết động vật có hình thù kỳ quái nhất. 
5. Nhóm “Hoàn thành việc gì đó trước khi lò vi sóng kêu bíp”
Với con số hơn 1.300.000 thành viên tham gia, dễ nhận thấy rất nhiều người bị ám ảnh với việc phải cố gắng hoàn thành công việc gì đó trước khi lò vi sóng báo hiệu hoàn thành thời gian đun nấu bằng tiếng kêu bíp.
Ám ảnh bởi tiếng bíp.
 Ám ảnh bởi tiếng bíp. 
6. Nhóm “Tôi cần phải hắt hơi”
Hơn 190.000 thành viên thích thú với việc không phải chịu những cơn hắt hơi liên tục nên họ quyết định chia sẻ về điều đó với bạn bè và gia đình của mình.
"Tôi cần phải hắt hơi".
 "Tôi cần phải hắt hơi". 
7. Nhóm xây dựng một bức tượng RoboCop ở TP Detroit
Ngay sau khi ngài Thị trưởng Dave Bing nêu ý tưởng về một bức tượng RoboCop ở công viên Roosevelt thuộc thành phố Detroit (Mỹ), một website đã nhanh chóng được lập ra. Và dĩ nhiên, một nhóm Facebook về "đài tưởng tượng" này cũng được hình thành.  
Nhân vật RoboCop.
  Nhân vật RoboCop. 
RoboCop - Cảnh sát người máy là nhân vật hư cấu trong bộ phim cùng tên năm 1987. 
8. Nhóm phản đối cốc đựng khoai tây chiên Pringles vì không đút vừa tay
Được thành lập vào 2010, nhóm cộng đồng Facebook này đã có 1 triệu người chỉ trong vòng chưa đầy một tháng. 
Chiếc cốc quá nhỏ trong khi nhiều người sử dụng có bàn tay quá lớn.
 Chiếc cốc quá nhỏ trong khi nhiều người sử dụng có bàn tay quá lớn. 
Nhóm được tạo ra để phản đối chiếc cốc đựng khoai tây chiên của nhãn hiệu này có kích cỡ quá bé khiến người dùng khó có thể cho tay vào để lấy đồ ăn. 
9. Nhóm chia sẻ cảm giác khi cửa tự động không mở
150.000 thành viên đã tham gia nhóm này để chia sẻ cảm giác phải rơi vào tình huống “xấu hổ” khi đang đứng chờ mà bỗng nhiên cánh cửa tự động đóng chặt, không chịu mở ra.
Bạn cảm giác thế nào khi cửa tự động bỗng nhiên không mở cho mình ra vào?
 Bạn cảm giác thế nào khi cửa tự động bỗng nhiên không mở cho mình ra vào?
10. Nhóm "chế" ảnh hài hước với McDonald
Trang Fanpage Facebook này có tên "Đến cửa hàng McDonald ăn gỏi cuốn giống như việc đến nhà thổ để ôm". Trang này thu hút hơn 400.000 thành viên nhất like và là nơi để mọi người có thể chia sẻ những hình ảnh chế hài hước.
Bức ảnh hài hước nam thanh niên chụp với tư thế như thể đang bị chú hề trong cửa hàng McDonald dọa đánh.
 Bức ảnh hài hước nam thanh niên chụp với tư thế như thể đang bị chú hề trong cửa hàng McDonald dọa đánh. 

Té ghế với ảnh châm biếm dân “nghiện” Facebook

Té ghế với ảnh châm biếm dân “nghiện” Facebook
Check-in mọi lúc mọi nơi.
Check-in mọi lúc mọi nơi.

Facebook như một thứ thuốc gây nghiện ngấm vào máu người dùng.
Facebook như một thứ thuốc gây nghiện ngấm vào máu người dùng.

Đám cưới cho dân "nghiện" Facebook.
Đám cưới cho dân "nghiện" Facebook.

Facebook có thể chứng minh sự tồn tại của bạn.
Facebook có thể chứng minh sự tồn tại của bạn.

Một người có thể bỏ Facebook... nhiều lần.
Một người có thể bỏ Facebook... nhiều lần.

Đã vào là không có lối ra...
Đã vào là không có lối ra...

Thời gian biểu của dân "nghiện phây".
Thời gian biểu của dân "nghiện phây".

Chiếc giường "ảo" mang biểu tượng của Facebook.
Chiếc giường "ảo" mang biểu tượng của Facebook.

Thuốc cai nghiện.
Thuốc cai nghiện.

Facebook được ví như một loại thuốc phiện.
Facebook được ví như một loại thuốc phiện.

Lì xì bằng "Like".
Lì xì bằng "Like".

"Like rác" - một thực trang phổ biến trên Facebook hiện nay.
"Like rác" - một thực trang phổ biến trên Facebook hiện nay.

Facebook liệu có cứu sống được chúng ta khi lạc giữa sa mạc cằn cỗi?
Facebook liệu có cứu sống được chúng ta khi lạc giữa sa mạc cằn cỗi?



Điểm danh dự thảo luật khiến cộng đồng “sôi sục” (tiếp)

(Kiến Thức) - Trong nửa cuối năm nay, một vài văn bản, đề xuất, quy định mới của các cơ quan Nhà nước vừa đưa ra đã làm "dậy sóng" dư luận. 

Điểm danh dự thảo luật khiến cộng đồng “sôi sục” (tiếp)
Cuối tháng 8/2013, quần chúng và cư dân mạng xôn xao bàn tán về quy định cấm quay phim, chụp ảnh CSGT. Ảnh: Tiền Phong.

Cuối tháng 8/2013, quần chúng và cư dân mạng xôn xao bàn tán về quy định cấm quay phim, chụp ảnh CSGT. Ảnh: Tiền Phong.

Được biết, quy định này được Cục CSGT đường bộ - đường sắt đưa ra trong hoàn cảnh nhiều clip, hình ảnh liên quan đến CSGT được người dân ghi lại sau đó tung lên mạng thời gian qua đã gây ra những hậu quả xấu tới lực lượng này. Ảnh: Thanh Niên.
 

Được biết, quy định này được Cục CSGT đường bộ - đường sắt đưa ra trong hoàn cảnh nhiều clip, hình ảnh liên quan đến CSGT được người dân ghi lại sau đó tung lên mạng thời gian qua đã gây ra những hậu quả xấu tới lực lượng này. Ảnh: Thanh Niên.

Đời thực của những nhân vật bị chế ảnh nhiều nhất

(Kiến Thức) - Từ diễn viên, ca sỹ... đến người bình thường đều "bỗng dưng nổi tiếng" trên mạng nhờ những bức ảnh "chế" ghi lại khoảnh khắc "huyền thoại" của họ. 

Đời thực của những nhân vật bị chế ảnh nhiều nhất
Khuôn mặt biểu cảm và hài hước của hai chàng trai người Trung Quốc này đã trở thành tâm điểm chế ảnh của cộng đồng mạng.
 Khuôn mặt biểu cảm và hài hước của hai chàng trai người Trung Quốc này đã trở thành tâm điểm chế ảnh của cộng đồng mạng. 
Hai chàng trai chưa rõ danh tính này không chỉ là những gương mặt được chế ảnh nhiều nhất ở Trung Quốc...
 Hai chàng trai chưa rõ danh tính này không chỉ là những gương mặt được chế ảnh nhiều nhất ở Trung Quốc... 
...mà còn nhanh chóng trở thành nhân vật chính trong nhiều tấm ảnh chế được cư dân mạng Việt "sáng tạo" ra.
...mà còn nhanh chóng trở thành nhân vật chính trong nhiều tấm ảnh chế được cư dân mạng Việt "sáng tạo" ra.
Giáo sư Cù Trọng Xoay (tên thật là Đinh Tiến Dũng, SN 1981) là nhân vật được yêu thích từ chương trình "Hỏi xoáy đáp xoay".
 Giáo sư Cù Trọng Xoay (tên thật là Đinh Tiến Dũng, SN 1981) là nhân vật được yêu thích từ chương trình "Hỏi xoáy đáp xoay". 
Khuôn mặt với điệu cười hả hê hài hước của anh được dân mạng mang ra làm ảnh chế.
 Khuôn mặt với điệu cười hả hê hài hước của anh được dân mạng mang ra làm ảnh chế.  
 
Sau một thời gian “vắng sóng”, Đinh Tiến Dũng đã trở lại với khán giả truyền hình vào đầu năm 2013 trong một vai trò hoàn toàn mới. Anh đảm trách công việc người dẫn chương trình “Nhà sáng chế”, một chương trình được Đài Truyền hình Việt Nam trực tiếp mua bản quyền công nghệ từ Đài Truyền hình ABC của Australia.
 Sau một thời gian “vắng sóng”, Đinh Tiến Dũng đã trở lại với khán giả truyền hình vào đầu năm 2013 trong một vai trò hoàn toàn mới. Anh đảm trách công việc người dẫn chương trình “Nhà sáng chế”, một chương trình được Đài Truyền hình Việt Nam trực tiếp mua bản quyền công nghệ từ Đài Truyền hình ABC của Australia. 
Bức ảnh thể hiện khuôn mặt cực kỳ biểu cảm của Tổng thống Mỹ - Barack Obama là đề tài để cư dân mạng "chế" hình triệt để.
Bức ảnh thể hiện khuôn mặt cực kỳ biểu cảm của Tổng thống Mỹ - Barack Obama là đề tài để cư dân mạng "chế" hình triệt để. 
Ảnh chế lại khuôn mặt biểu cảm của vị Tổng thống Mỹ đã được nhiều dân mạng sử dụng làm bình luận hình ảnh dưới những status, hình ảnh vui nhộn kèm lời bình "Not bad (Không tồi)".
 Ảnh chế lại khuôn mặt biểu cảm của vị Tổng thống Mỹ đã được nhiều dân mạng sử dụng làm bình luận hình ảnh dưới những status, hình ảnh vui nhộn kèm lời bình "Not bad (Không tồi)". 

Đọc nhiều nhất

Tin mới

Dịch vụ chứng nhận nhà không có ma

Dịch vụ chứng nhận nhà không có ma

Hai sinh viên đến từ Thái Lan đã nghĩ ra một chiến lược kinh doanh sáng tạo – ngủ trong những ngôi nhà và căn hộ có vấn đề để chứng nhận rằng chúng không có ma.