10 địa danh thiêng liêng trong cuộc đời Tướng Giáp

10 địa danh thiêng liêng trong cuộc đời Tướng Giáp

(Kiến Thức) - Đó là những địa danh gắn với các chặng đường quan trọng trong cuộc đời và sự nghiệp của vị tướng lỗi lạc nhất Việt Nam thế kỷ 20.

Nơi "chôn nhau cắt rốn" của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp là làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Ông sinh ra trong một gia đình gia giáo. Cụ thân sinh là cụ Võ Quang Nghiêm (Võ Nguyên Thân), một nhà nho đức độ và cụ Nguyễn Thị Kiên. Ngày nay, ngôi nhà thơ ấu của Tướng Giáp đã trở thành một di tích lịch sử.
Nơi "chôn nhau cắt rốn" của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp là làng An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Ông sinh ra trong một gia đình gia giáo. Cụ thân sinh là cụ Võ Quang Nghiêm (Võ Nguyên Thân), một nhà nho đức độ và cụ Nguyễn Thị Kiên. Ngày nay, ngôi nhà thơ ấu của Tướng Giáp đã trở thành một di tích lịch sử.
Năm 1925, Đại tướng rời quê nhà Quảng Bình để vào Huế ôn thi vào trường Quốc học Huế và đỗ thứ hai khóa này. Năm 1927, ông cùng các bạn học tổ chức bãi khóa rầm rộ với quy mô lớn để phản đối chính quyền thực dân. Cuộc bãi khóa của học sinh Trường Quốc học Huế lan rộng ra khắp các trường ở Huế và phát triển thành cuộc tổng bãi khóa. Vụ việc khiến Võ Nguyên Giáp bị bắt rồi bị đuổi học… Sự kiện này khiến con đường hoạt động cách mạng mở rộng trước mắt ông.
Năm 1925, Đại tướng rời quê nhà Quảng Bình để vào Huế ôn thi vào trường Quốc học Huế và đỗ thứ hai khóa này. Năm 1927, ông cùng các bạn học tổ chức bãi khóa rầm rộ với quy mô lớn để phản đối chính quyền thực dân. Cuộc bãi khóa của học sinh Trường Quốc học Huế lan rộng ra khắp các trường ở Huế và phát triển thành cuộc tổng bãi khóa. Vụ việc khiến Võ Nguyên Giáp bị bắt rồi bị đuổi học… Sự kiện này khiến con đường hoạt động cách mạng mở rộng trước mắt ông.
Nhà lao Thừa phủ ở Huế là nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp bị bắt cùng người yêu là Nguyễn Thị Quang Thái và các giáo sư Đặng Thai Mai, Lê Viết Lượng... trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh đầu tháng 10/1930. Sau này Nguyễn Thị Quang Thái trở thành người vợ đầu tiên của Đại Tướng. Bà hi sinh năm 1940, sau khi bị thực dân Pháp bắt và giam cầm trong ngục tù.
Nhà lao Thừa phủ ở Huế là nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp bị bắt cùng người yêu là Nguyễn Thị Quang Thái và các giáo sư Đặng Thai Mai, Lê Viết Lượng... trong cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh đầu tháng 10/1930. Sau này Nguyễn Thị Quang Thái trở thành người vợ đầu tiên của Đại Tướng. Bà hi sinh năm 1940, sau khi bị thực dân Pháp bắt và giam cầm trong ngục tù.
Sau một thời gian hoạt động ở Trung Quốc, đầu năm 1941, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng lãnh tụ Hồ Chí Minh trở về hang Pác Bó ở Cao Bằng. Tại đây, ông tham gia xây dựng cơ sở cách mạng, mở lớp huấn luyện quân sự cho Việt Minh ở Cao Bằng.
Sau một thời gian hoạt động ở Trung Quốc, đầu năm 1941, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng lãnh tụ Hồ Chí Minh trở về hang Pác Bó ở Cao Bằng. Tại đây, ông tham gia xây dựng cơ sở cách mạng, mở lớp huấn luyện quân sự cho Việt Minh ở Cao Bằng.
Tại chiến khu Trần Hưng Đạo, vào ngày 22/12/1944, Tướng Giáp thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân với 34 người, được trang bị 2 súng thập (một loại súng ngắn), 17 súng trường, 14 súng kíp và 1 súng máy. Đây là tổ chức tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Tại chiến khu Trần Hưng Đạo, vào ngày 22/12/1944, Tướng Giáp thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân với 34 người, được trang bị 2 súng thập (một loại súng ngắn), 17 súng trường, 14 súng kíp và 1 súng máy. Đây là tổ chức tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Ngay sau khi đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân thành lập, đích thân Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy 2 trận đánh đầu tiên, tiêu diệt 2 đồn nhỏ của quân Pháp là đồn Phai Khắt và đồn Nà Ngần ở Cao Bằng. Ảnh: Khẩu súng ngắn Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đã sử dụng trong các trận đánh tiêu diệt hai đồn Phay Khắt và Nà Ngần.
Ngay sau khi đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân thành lập, đích thân Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy 2 trận đánh đầu tiên, tiêu diệt 2 đồn nhỏ của quân Pháp là đồn Phai Khắt và đồn Nà Ngần ở Cao Bằng. Ảnh: Khẩu súng ngắn Đại Tướng Võ Nguyên Giáp đã sử dụng trong các trận đánh tiêu diệt hai đồn Phay Khắt và Nà Ngần.
Căn cứ Mường Phăng (nay thuộc xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) là Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, nơi ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong suốt chiến dịch Điên Biên Phủ hào hùng năm 1954. Nơi đây vẫn còn lưu giữ căn hầm chỉ huy của Đại Tướng. Khu rừng bao quanh Sở chỉ huy được gọi là “rừng Đại tướng”. Ảnh: Đại tướng về thăm Mường Phăng năm 1994.
Căn cứ Mường Phăng (nay thuộc xã Mường Phăng, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) là Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, nơi ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong suốt chiến dịch Điên Biên Phủ hào hùng năm 1954. Nơi đây vẫn còn lưu giữ căn hầm chỉ huy của Đại Tướng. Khu rừng bao quanh Sở chỉ huy được gọi là “rừng Đại tướng”. Ảnh: Đại tướng về thăm Mường Phăng năm 1994.
Lòng chảo Mường Thanh, (nay thuộc thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) là nơi diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ chấn động địa cầu từ ngày 13/3 – 7/5/1954, với chiến thắng của Việt Minh trước quân viễn chinh Pháp. Nhờ tài cầm quân kiệt xuất của mình, tên tuổi Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trở thành một huyền thoại từ chiến dịch này.
Lòng chảo Mường Thanh, (nay thuộc thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) là nơi diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ chấn động địa cầu từ ngày 13/3 – 7/5/1954, với chiến thắng của Việt Minh trước quân viễn chinh Pháp. Nhờ tài cầm quân kiệt xuất của mình, tên tuổi Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trở thành một huyền thoại từ chiến dịch này.
Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, năm 1974, để nắm vững tình hình thực tế chiến trường và có quyết sách đúng đắn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã vượt hàng trăm cây số đi thăm bộ đội Trường Sơn trên đường mòn Hồ Chí Minh và kiểm tra sự chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy thống nhất đất nước dự kiến vào mùa Xuân 1975.
Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước, năm 1974, để nắm vững tình hình thực tế chiến trường và có quyết sách đúng đắn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã vượt hàng trăm cây số đi thăm bộ đội Trường Sơn trên đường mòn Hồ Chí Minh và kiểm tra sự chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy thống nhất đất nước dự kiến vào mùa Xuân 1975.
Sau khi đất nước thống nhất và hòa bình, ngôi nhà số 30 đường Hoàng Diệu, Hà Nội đã trở thành nơi sinh sống của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đây là nơi Đại Tướng đã tiếp đón rất nhiều lượt bạn bè quốc tế đến tìm hiểu về cuộc đấu tranh anh dũng của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20… Ảnh: Đại tướng tại nhà riêng năm 1994.
Sau khi đất nước thống nhất và hòa bình, ngôi nhà số 30 đường Hoàng Diệu, Hà Nội đã trở thành nơi sinh sống của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đây là nơi Đại Tướng đã tiếp đón rất nhiều lượt bạn bè quốc tế đến tìm hiểu về cuộc đấu tranh anh dũng của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20… Ảnh: Đại tướng tại nhà riêng năm 1994.

GALLERY MỚI NHẤT