10 đại học có nhiều người đoạt giải Nobel nhất thế giới

Trong số 30 trường đại học có nhiều người đoạt giải Nobel nhất thế giới kể từ năm 1901, Mỹ chiếm gần 2/3, với 21 trường đại học lọt vào danh sách.

10 đại học có nhiều người đoạt giải Nobel nhất thế giới

Sau đây là danh sách những trường đại học trên thế giới có nhiều người đoạt giải Nobel nhất (bao gồm cả sinh viên đã tốt nghiệp và giảng viên) trong giai đoạn từ năm 1901 – 2021.

10 dai hoc co nhieu nguoi doat giai Nobel nhat the gioi

Đại học Harvard là ngôi trường có nhiều người đoạt giải Nobel nhất thế giới

1. Đại học Harvard (Mỹ)

Đại học Harvard được đánh giá là một trong những trường đại học danh tiếng nhất trên thế giới bởi các yếu tố như lịch sử, ảnh hưởng học thuật,... Đặc biệt, trường có nguồn thu rất lớn nhờ vào các khoản đóng góp từ xã hội. 

Tính đến nay, ngôi trường này đã có 161 người đoạt giải Nobel, bao gồm 32 Vật lý, 38 Hóa học, 43 Sinh học và Y học, 33 Kinh tế, 7 Văn học và 8 giải Nobel Hòa bình.

2. Đại học Cambridge (Anh)

Đại học Cambridge là trường đại học nghiên cứu công lập được thành lập vào năm 1209 tại thành phố Cambridge (Anh). Một nhóm học giả từ Đại học Oxford đã chuyển đến Cambridge để tránh xung đột với công dân Oxford và thành lập ra ngôi trường này. Cambridge cũng là trường đại học lâu đời thứ tư trên thế giới.

Tính đến nay, ngôi trường này đã có 121 người đoạt giải Nobel, bao gồm 37 Vật lý, 30 Hóa học, 31 Sinh học và Y học, 15 Kinh tế học, 5 Văn học và 3 giải Nobel Hòa bình.

3. Đại học California, Berkeley (Mỹ)

Thành lập năm 1868, Đại học California, Berkeley là một phần của hệ thống Đại học California. Nơi đây cũng được coi là một trong những trường đại học công lập danh tiếng nhất nước Mỹ. Đại học California, Berkeley được THE đánh giá số 1 trong xếp hạng đại học thế giới theo môn học năm 2022, cụ thể ở lĩnh vực Khoa học cơ bản.

Tính đến nay, Đại học California, Berkeley đã có 111 người đoạt giải Nobel, gồm có 34 Vật lý, 31 Hóa học, 17 Sinh lý và Y học, 25 Kinh tế học, 3 Văn học và 1 Hòa bình. 

4. Đại học Chicago (Mỹ)

Đại học Chicago là trường đại học tư thục nổi tiếng thế giới ở bang Illinois. Nhiều năm liền, trường nằm trong danh sách những trường đại học hàng đầu thế giới. Hiện Đại học Chicago đã có 100 người đoạt giải Nobel, bao gồm 32 Vật lý, 19 Hóa học, 11 Sinh học và Y học, 33 Kinh tế học, 3 Văn học và 2 Hòa bình.

5. Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ)

Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) được thành lập vào năm 1861 nhằm đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa ngày càng cao của Mỹ. Đây là một viện đại học nghiên cứu tư thục ở thành phố Cambridge, bang Massachusetts. MIT nổi tiếng nhờ hoạt động nghiên cứu và giáo dục trong các ngành khoa học vật lý, kỹ thuật, cũng như trong các ngành sinh học, kinh tế học, ngôn ngữ học và quản lý.

Viện Công nghệ Massachusetts đã có 97 người đoạt giải Nobel, gồm 34 Vật lý, 16 Hóa học, 12 Sinh lý và Y học, 34 Kinh tế và 1 Hòa bình.

6. Đại học Columbia (Mỹ)

Trường Đại học Columbia tọa lạc ở New York, là ngôi trường đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ trao bằng tiến sĩ Y khoa. Các nhà khoa học và học giả Columbia đã đóng một vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực khoa học, chẳng hạn như cộng hưởng từ hạt nhân. Giải thưởng Pulitzer, danh hiệu cao quý nhất trong ngành báo chí Mỹ được trao tặng hàng năm bởi chính ngôi trường này.

Hiện Đại học Columbia đã có 96 người đoạt giải Nobel, bao gồm 32 Vật lý, 15 Hóa học, 22 Sinh học và Y học, 15 Kinh tế, 6 Văn học và 6 Hòa bình.

7. Đại học Stanford (Mỹ)

Đại học Stanford nằm trong Thung lũng Silicon, California. Các cựu sinh viên của Đại học Stanford đã sáng lập nên nhiều công ty công nghệ nổi tiếng toàn cầu như Google, Yahoo, Logitech,... Có thể nói, Stanford đã góp một phần rất lớn vào sự phát triển của ngành công nghệ thông tin ngày nay.

Hiện tại, Đại học Stanford đã có 87 người đoạt giải Nobel, gồm có 26 Vật lý, 13 Hóa học, 16 Sinh lý  và Y học, 28 Kinh tế, 3 Văn học và 1 Hòa bình.

8. Viện Công nghệ California (Mỹ)

Viện Công nghệ California là một viện đại học nghiên cứu tư thục ở Pasadena, California. Trường được thành lập vào năm 1891 và đã thu hút các nhà khoa học nổi tiếng đầu thế kỷ 20 như George Ellery Hale, Arthur Amos Noyes, và Robert Andrews Millikan. Hiện nay, Phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực của NASA cũng do Viện Công nghệ California quản lý.

Đến thời điểm hiện tại, trường đại học này đã có 77 người đoạt giải Nobel, bao gồm 31 Vật lý, 17 Hóa học, 22 Sinh lý và Y học, 6 Kinh tế học, và 1 Hòa bình.

9. Đại học Oxford (Anh)

Đại học Oxford là trường đại học có lịch sử lâu đời nhất trên thế giới. Việc giảng dạy tại đây được ghi nhận từ hơn 9 thế kỉ trước, vào khoảng những năm 1096. Oxford đã đào tạo ra nhiều nhân vật có sức ảnh hưởng lớn trong xã hội, có thể kể tới như 28 thủ tướng Anh đều là cựu sinh viên của Đại học Oxford.

Hiện trường đã có 73 người đoạt giải Nobel, gồm có 15 Vật lý, 19 Hóa học, 19 Sinh lý  và Y học, 9 Kinh tế, 5 Văn học và 6 Hòa bình.

10. Đại học Princeton (Mỹ)

Đại học Princeton được thành lập vào năm 1746, là một trong số 8 trường, viện đại học thuộc khối Ivy League. Princeton cung cấp nhiều chương trình nghiên cứu sau đại học (đáng kể nhất là chương trình tiến sĩ). Theo THE Ranking 2022, Đại học Princeton đứng thứ 7 trong số các trường đại học tốt nhất thế giới

Tính đến nay, trường đã có 71 người đạt giải Nobel, gồm có Vật lý 30, Hóa học 10, Sinh học và Y học 4, Kinh tế học 21, Văn học 5, và 1 giải Nobel Hòa bình.

Châm biếm: Đề cử 2 độc tài khét tiếng giải Nobel Hòa bình

Benito Mussolini và Adolf Hitler là hai nhà độc tài khét tiếng thế giới. Những nhà lãnh đạo này gây ra nhiều tội ác rùng rợn khiến hàng triệu người chết. Thế nhưng, không ai có thể ngờ họ được đề cử giải Nobel Hòa bình.

Châm biếm: Đề cử 2 độc tài khét tiếng giải Nobel Hòa bình
Cham biem: De cu 2 doc tai khet tieng giai Nobel Hoa binh
Giải Nobel Hòa bình là một giải thưởng danh giá trên thế giới được trao cho những cá nhân, tổ chức có công lao gây dựng tình anh em giữa các quốc gia, giúp xóa bỏ hoặc giảm bớt quy mô quân đội thường trực và thúc đẩy cho các hội nghị hòa bình.

Gia sản để đời của nhà văn gốc Phi đoạt giải Nobel Văn học 2021

Vào ngày 7/10, Giải Nobel văn học 2021 đã gọi tên tiểu thuyết gia người Tanzania Abdulrazak Gurnah. Và kết quả này đã xóa mọi định kiến nghi ngờ trước đó về sự phân biệt rào cản địa lý của giải thưởng.

Gia sản để đời của nhà văn gốc Phi đoạt giải Nobel Văn học 2021
Với tiêu chí “người sẽ tạo ra tác phẩm xuất sắc nhất theo một định hướng lý tưởng trong lĩnh vực văn học”, theo di chúc của Alfred Nobel - người sáng lập giải Nobel, tiểu thuyết gia người Tanzania Abdulrazak Gurnah đã được vinh danh Giải Nobel văn học 2021 cùng với giải thưởng trị giá 10 triệu krona (hơn 26 tỉ đồng), kèm huy chương và giấy chứng nhận.
Gia san de doi cua nha van goc Phi doat giai Nobel Van hoc 2021
 Tiểu thuyết gia người Tanzania Gurnah đoạt giải Nobel năm 2021 vì miêu tả tác động của chủ nghĩa thực dân và sự di cư. Ảnh: @AFP.
Viện Hàn lâm Thụy Điển nhận định rằng, ông Abdulrazak Gurnah được vinh danh "vì sự thâm nhập không khoan nhượng và trắc ẩn của ông đối với những tác động của chủ nghĩa thực dân và số phận của những người tị nạn trong hố sâu ngăn cách giữa các nền văn hóa và lục địa".

21 phát minh cực có tâm khiến cuộc sống "dễ thở" gấp bội phần

Những phát minh vừa có tâm, vừa có tầm sau chắc chắn đã làm cuộc sống của chúng ta trở nên dễ dàng, tiện nghi hơn bao giờ hết.

21 phát minh cực có tâm khiến cuộc sống "dễ thở" gấp bội phần
21 phat minh cuc co tam khien cuoc song
Đây là chiếc đồng hồ dành cho người khiếm thị được cải tiến thông minh và hữu ích, sử dụng hệ thống chữ nổi Braille để hiển thị ngày và giờ. Chiếc đồng hồ này cũng được sử dụng để báo thức và bấm giờ. Đây là một trong những phát minh hữu ích bậc nhất trên thế giới. 

Đọc nhiều nhất

Tin mới