Delboeuf hiểu nôm na là 2 đồ vật có cùng một kích cỡ, thể tích, khối lượng nhưng nhìn hình dáng thì lại khác nhau. Các nhà hàng áp dụng "ảo giác Delboeuf" khi phục vụ thức ăn bằng các vật đựng (chén, đĩa, hộp giấy…) lớn hơn để trông phần ăn có vẻ nhiều hơn. Tuy nhiên, thực chất lượng thức ăn của mỗi khẩu phần vẫn gần như tương đương nhau.
Do đó, trong các bữa tiệc buffet, nhà hàng thường cung cấp những chiếc đĩa nhỏ để "đánh lừa" thực khách ăn ít thức ăn hơn.
2. Tặng bánh mì miễn phí
Rất nhiều nhà hàng sang trọng thường tặng cho khách một đĩa gồm bánh mì và bơ trước khi nhận món chính. Thực chất, đây không chỉ thể hiện sự "rộng rãi" với khách mà còn là nước đi có tính toán cả!
Đầu tiên, việc mang bánh mì ra cho khách dùng trước sẽ giúp nhân viên có thêm thời gian chuẩn bị các món khách đã order. Thứ hai, đối với một số nền ẩm thực, bánh mì là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn (chẳng hạn như trong ẩm thực Pháp, nó được dùng để chấm với nước sốt trên đĩa). Cuối cùng, bánh mì có chứa carbs - loại chất khiến lượng insulin trong máu tăng cao hơn, đồng nghĩa với việc làm bạn đói hơn và sẽ kêu thêm thật nhiều thức ăn.
3. Menu chỉ dùng số
Nhiều nhà hàng chỉ liệt kê giá menu đơn giản bằng những con số, và bỏ qua ký hiệu tiền tệ. Điều này không phải do họ muốn... tiết kiệm mực in thực đơn. Những nghiên cứu chỉ ra sự vắng mặt của đơn vị tiền tệ sẽ đánh lạc hướng thực khách khỏi mối quan tâm mình đang bỏ ra bao nhiêu.
4. Độ dày của ly
Khi gọi đồ uống trong các nhà hàng, các thực khách thường được phục vụ bằng những ly mỏng, cao, bán kính nhỏ. Khách hàng nghĩ rằng ly mỏng hơn sẽ giúp lấy được nhiều nước hơn nhưng thực tế ly có kích thước lớn mới lấy được nhiều nước, không quan trọng dày hay mỏng.
5. Biến nhà hàng trở thành huyền thoại
Các nhà hàng thường cố gắng tự gắn một huyền thoại nào đó để trở nên nổi bật so với số còn lại. Ví dụ như: một quán cà phê có vị đầu bếp nắm giữ bí quyết làm bánh donut kiểu Ba Lan, quán cà phê khác đơn giản chỉ làm bánh donuts bình thường. Rất nhiều khách đã chọn nhà hàng của vị đầu bếp kia nhưng sau đó họ phát hiện ra hương vị của hai chiếc bánh chẳng khác gì nhau, thậm chí chiếc bình thường còn ngon hơn.
6. Khéo léo tính tiền boa
Ở một số nơi, thực khách sau khi ăn xong thường để lại một khoản tiền boa cho nhân viên nhà hàng, nếu họ cảm thấy được phục vụ tốt. Khoản tiền này là tự nguyện.
Nhưng một số nhà hàng lại tính luôn tiền boa vào hóa đơn bữa ăn. Và nhiều khách hàng lại không biết điều này. Vì vậy mà khi được hỏi có muốn trả thêm tiền boa không, nhiều khách hàng tỏ ra bối rối, dù khoản phí này đã được tính vào hóa đơn.
7. Cho khách nghe nhạc đúng tâm trạng
Khi vào nhà hàng, khách có thể thưởng thức đồ ăn và nghe nhạc. Thể loại nhạc mà nhà hàng mở cũng có thể ảnh hưởng đến khách hàng. Ví dụ âm nhạc cổ điển có thể giúp mọi người cảm thấy thư thái hơn, khiến tâm trạng thoải mái và họ sẵn sàng mua nhiều đồ ăn hơn.
8. Hình dáng biểu tượng
Trong tiềm thức, con người có xu hướng liên tưởng hình tròn với vị ngọt, và góc cạnh ứng với cay đắng. Do đó, nhiều đầu bếp tận dụng điều này khi trang trí món ăn. Những món có chocolate sẽ được phục vụ theo hình dáng tròn hoặc hình cầu, để đánh lừa não bộ nghĩ rằng món tráng miệng ngọt ngào hơn.
9. Chiêu tăng 10% giá trị đơn hàng
Mỗi người thường vô thức để cho bản thân tiêu quá 10% số tiền mà họ dự định ban đầu. Các nhà hàng rất biết tận dụng điều này. Họ chia nhỏ các thành phần của món ăn như nước sốt, salad đi kèm... hay các loại topping của trà sữa như trân châu, kem phô mai, thạch... và hỏi khách có muốn dùng thêm hay không.
Phần lớn thực khách sẽ "mắc bẫy" này mà đồng ý mua thêm vì tâm lý sợ món ăn chưa đủ ngon hoặc do nhân viên hỏi và bạn vô thức gật đầu, đến khi nhận ra thì đã quá muộn. Ngoài ra mức giá các thành phần phụ này khá rẻ nên họ thường quyết chi tiêu rất nhanh.
10. Càng nặng càng tốt
Cân nặng tỷ lệ thuận với chất lượng là quan niệm của nhiều người. Do đó, nếu nhà hàng để khách dùng thìa dĩa nặng hơn, ví dụ như đúc bằng bạc, họ sẽ cảm thấy món tráng miệng ngon và đáng tiền hơn so với khi ăn bằng thìa nhựa.