10 bức ảnh khiến dư luận thế giới bàng hoàng

10 bức ảnh khiến dư luận thế giới bàng hoàng

(Kiến Thức) - Đó là những bức ảnh ấn tượng, gây sốc dư luận thế giới bởi các hình ảnh ghi dấu những khoảnh khắc đau thương của con người...

Thảm sát Thái Lan (Neil Ulevich). Nhiếp ảnh gia Neil Ulevich đã chụp được nhiều bức ảnh đắt giá về vụ thảm sát Đại học Thammasat diễn ra vào ngày 6/10/1976. Đây là một cuộc thảm sát khủng khiếp nhằm vào những sinh viên có hành động chống lại nhà độc tàu lưu vong đang lên kế hoạch trở lại Thái Lan Field Marshall Thanom Kittikachorn. Neal Ulevich đã đoạt giải thưởng Pulitzer năm 1977.
Thảm sát Thái Lan (Neil Ulevich). Nhiếp ảnh gia Neil Ulevich đã chụp được nhiều bức ảnh đắt giá về vụ thảm sát Đại học Thammasat diễn ra vào ngày 6/10/1976. Đây là một cuộc thảm sát khủng khiếp nhằm vào những sinh viên có hành động chống lại nhà độc tàu lưu vong đang lên kế hoạch trở lại Thái Lan Field Marshall Thanom Kittikachorn. Neal Ulevich đã đoạt giải thưởng Pulitzer năm 1977.
Nhiếp ảnh gia Ấn Độ Pablo Bartholomew nổi tiếng với bức ảnh gây chấn động dư luận về Thảm họạ khí độc Bhopal năm 1984. Sự kiện này đã cướp đi sinh mạng của khoảng 15.000 người, làm bị thương 558.125 người.
Nhiếp ảnh gia Ấn Độ Pablo Bartholomew nổi tiếng với bức ảnh gây chấn động dư luận về Thảm họạ khí độc Bhopal năm 1984. Sự kiện này đã cướp đi sinh mạng của khoảng 15.000 người, làm bị thương 558.125 người.
Bức ảnh chụp sự đau đớn của Omayra Sanchez khi bị mắc kẹt trong bùn đất và đống đổ nát của các toà nhà do nhiếp ảnh gia Frank Fourier chụp. Sau 3 ngày chiến đấu với tử thần, Omayra đã chết do hạ thân nhiệt và hoại tử. Đây là một trong số những nạn nhân trong vụ núi lửa Nevado del Ruiz của Colombia phun trào năm 1985. Từ đó, nó gây ra một vụ lở đất khủng khiếp, khiến 25.000 người thiệt mạng.
Bức ảnh chụp sự đau đớn của Omayra Sanchez khi bị mắc kẹt trong bùn đất và đống đổ nát của các toà nhà do nhiếp ảnh gia Frank Fourier chụp. Sau 3 ngày chiến đấu với tử thần, Omayra đã chết do hạ thân nhiệt và hoại tử. Đây là một trong số những nạn nhân trong vụ núi lửa Nevado del Ruiz của Colombia phun trào năm 1985. Từ đó, nó gây ra một vụ lở đất khủng khiếp, khiến 25.000 người thiệt mạng.
Nhiếp ảnh gia Los Angeles Times Carolyn Cole đã chụp được bức ảnh gây sốc dư luận thế giới có tên "Chiến tranh dưới bàn chân" trong thời gian tới Liberia. Vỏ đạn dải đầy một con phố ở Monrovia cho thấy cuộc nội chiến tại Liberia diễn ra vô cùng ác liệt.
Nhiếp ảnh gia Los Angeles Times Carolyn Cole đã chụp được bức ảnh gây sốc dư luận thế giới có tên "Chiến tranh dưới bàn chân" trong thời gian tới Liberia. Vỏ đạn dải đầy một con phố ở Monrovia cho thấy cuộc nội chiến tại Liberia diễn ra vô cùng ác liệt.
Nữ nhiếp ảnh gia Carol Guzy đã chụp được cảnh bé Agim Shala (2 tuổi) được ông bà chuyển qua hàng rào tại một trại tị nạn ở Kukes, Albania. Các thành viên trong gia đình Shala đã đoàn tụ tại đây sau khi sơ tán vì xung đột ở Kosovo. Với bức ảnh này, bà Carol đã đoạt giải thưởng Pulitzer năm 2000.
Nữ nhiếp ảnh gia Carol Guzy đã chụp được cảnh bé Agim Shala (2 tuổi) được ông bà chuyển qua hàng rào tại một trại tị nạn ở Kukes, Albania. Các thành viên trong gia đình Shala đã đoàn tụ tại đây sau khi sơ tán vì xung đột ở Kosovo. Với bức ảnh này, bà Carol đã đoạt giải thưởng Pulitzer năm 2000.
Trung tâm Thương mại Thế giới ngày 9/11 của Steve Ludlum. Chiếc máy bay đã đâm ngang tòa tháp đôi WTC tạo nên một quả cầu lửa và cột khói khổng lồ.
Trung tâm Thương mại Thế giới ngày 9/11 của Steve Ludlum. Chiếc máy bay đã đâm ngang tòa tháp đôi WTC tạo nên một quả cầu lửa và cột khói khổng lồ.
Bức ảnh "Sau trận sóng thần" của nhiếp ảnh gia Reuters Arko Datta là môt trong những hình ảnh ấn tượng nhất về hậu quả khủng khiếp của thảm họa thiên nhiên này. Arko đã chụp được cảnh người người phụ nữ Ấn Độ nằm gục đầu dang hai tay trên cát trước xác một thành viên gia đình. Người thân của bà đã chết trong trận sóng thần Ấn Độ Dương. Với bức ảnh này, ông đã giành giải thưởng của cuộc thi ảnh báo chí thế giới năm 2004.
Bức ảnh "Sau trận sóng thần" của nhiếp ảnh gia Reuters Arko Datta là môt trong những hình ảnh ấn tượng nhất về hậu quả khủng khiếp của thảm họa thiên nhiên này. Arko đã chụp được cảnh người người phụ nữ Ấn Độ nằm gục đầu dang hai tay trên cát trước xác một thành viên gia đình. Người thân của bà đã chết trong trận sóng thần Ấn Độ Dương. Với bức ảnh này, ông đã giành giải thưởng của cuộc thi ảnh báo chí thế giới năm 2004.
Nhiếp ảnh gia Deanne Fitzmaurice từng đoạt giải thưởng Pulitzer đã gây chú ý dư luận thế giới với bài luận ảnh mang tên "Operation Lion Heart" năm 2005. Đây là câu chuyện kể về cậu bé Iraq 9 tuổi bị thương trong một vụ nổ trong thời gian diễn ra cuộc xung đột ác liệt đó là Chiến tranh Iraq. Sau đó, cậu bé được đưa đến bệnh viện ở Oakland - nơi cậu bé trải qua hàng chục ca phẫu thuật nguy hiểm để chiến đấu chống lại tử thần. Với sự can đảm và tinh thần chiến đấu với cái chết, cậu đã được đặt biệt danh "Trái tim sư tử" (Lion Heart).
Nhiếp ảnh gia Deanne Fitzmaurice từng đoạt giải thưởng Pulitzer đã gây chú ý dư luận thế giới với bài luận ảnh mang tên "Operation Lion Heart" năm 2005. Đây là câu chuyện kể về cậu bé Iraq 9 tuổi bị thương trong một vụ nổ trong thời gian diễn ra cuộc xung đột ác liệt đó là Chiến tranh Iraq. Sau đó, cậu bé được đưa đến bệnh viện ở Oakland - nơi cậu bé trải qua hàng chục ca phẫu thuật nguy hiểm để chiến đấu chống lại tử thần. Với sự can đảm và tinh thần chiến đấu với cái chết, cậu đã được đặt biệt danh "Trái tim sư tử" (Lion Heart).
Bức ảnh "Sức mạnh của một người" của nhiếp ảnh gia AP Oded Balilty. Năm 2006, chính quyền Israel đã ra lệnh sơ tán những khu định cư bất hợp pháp, trong đó có Amona. Nhiếp ảnh gia Oded đã chụp được hình ảnh một người phụ nữ dũng cảm dám một mình chống lại những nhân viên cảnh sát.
Bức ảnh "Sức mạnh của một người" của nhiếp ảnh gia AP Oded Balilty. Năm 2006, chính quyền Israel đã ra lệnh sơ tán những khu định cư bất hợp pháp, trong đó có Amona. Nhiếp ảnh gia Oded đã chụp được hình ảnh một người phụ nữ dũng cảm dám một mình chống lại những nhân viên cảnh sát.
Bức ảnh "Sau cơn bão" của nhiếp ảnh gia Patrick Farrell công tác tại tờ Miami Herald. Ông đã chụp được bức ảnh đau lòng về một cậu bé không mảnh vải che thâm đang gồng mình cố gắng cứu chiếc xe đẩy sau khi xảy ra cơn bão Haiti năm 2008.
Bức ảnh "Sau cơn bão" của nhiếp ảnh gia Patrick Farrell công tác tại tờ Miami Herald. Ông đã chụp được bức ảnh đau lòng về một cậu bé không mảnh vải che thâm đang gồng mình cố gắng cứu chiếc xe đẩy sau khi xảy ra cơn bão Haiti năm 2008.

GALLERY MỚI NHẤT