1% hay 50% công chức “không hoàn thành nhiệm vụ“?

(Kiến Thức) - "Một nền hành chính trì trệ như lâu nay mà lại nêu ra con số chỉ 1% công chức "không hoàn thành nhiệm vụ" thì thật khó mà đồng tình được! Phải đến 50% không hoàn thành nhiệm vụ kia."

1% hay 50% công chức “không hoàn thành nhiệm vụ“?
GS Nguyễn Hữu Khiển, nguyên Phó Giám đốc Học viện Hành chính thẳng thắn bày tỏ nhân việc Bộ trưởng Bộ Nội vụ báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 20/9.
Chưa đủ thông tin khoa học
Trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật trong công tác tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức mới đây, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình cho biết: Qua tổng hợp sơ bộ, số không hoàn thành nhiệm vụ chỉ trên dưới 1%. Ông bình luận gì về con số này?
Dư luận về cán bộ, công chức làm việc không hiệu quả, năng lực yếu có từ nhiều năm nay rồi. Ngay những sự việc đã được kiểm chứng về tiêu cực trong thi tuyển, chạy chức không thể không làm cho chất lượng công chức bị xuống cấp. Lẽ ra, Bộ Nội vụ muốn trả lời điều đó có đúng hay không thì phải có thống kê chi tiết và quan trọng hơn là căn cứ khoa học để bảo đảm những báo cáo từ các địa phương, bộ ngành là đáng tin cậy. 
Ông nghi ngờ tính xác thực của con số đó?
Đúng như vậy. Bởi nó chưa đủ thông tin khoa học để bảo đảm. Tôi tin vào Phó Thủ tướng hơn là ông Bộ trưởng, nhưng nói 30% tôi cho là còn ít đấy. Phải đến 50% không hoàn thành nhiệm vụ kia. 
Vì sao ông khẳng định được điều này?
Tôi lấy hơn 30 năm trong nền công vụ của mình, cộng với ý kiến của Quốc hội, Chính phủ và sự phàn nàn của người dân. Ngay trong Nghị quyết T.Ư 4 đã nhắc đến "một bộ phận không nhỏ" thì bộ phận này có hoàn thành nhiệm vụ?
Không thể chỉ dựa vào báo cáo
Liệu ông có cực đoan quá không, bởi để đưa ra con số 1% ấy, Bộ Nội vụ dựa trên việc tổng hợp báo cáo của các địa phương gửi lên đấy, thưa ông?
Bộ Nội vụ phát ngôn chính thức về công vụ thì phải điều tra chứ không thể chỉ dựa vào báo cáo. 
Tại sao vậy, vì báo cáo của địa phương gửi Bộ hẳn phải có tính xác thực chứ?
Vì tình trạng sơ kết, tổng kết, thi đua khen thưởng nặng tính hình thức trong nền công vụ lâu nay ai cũng biết. Những thông tin dạng như thế thật khó mà tin được.
Vậy theo ông, nên dựa vào đâu để có được con số xác thực hơn về chất lượng đội ngũ cán bộ công chức hiện nay?
Theo tôi, cần có một đề tài khoa học về "cơ sở khoa học đánh giá hiệu quả công việc của công chức, viên chức nhà nước" với sự góp ý có trách nhiệm, có phản biện khoa học của dư luận xã hội mới đáng tin cậy hơn.
GS Nguyễn Hữu Khiển, nguyên Phó Giám đốc Học viện Hành chính.
GS Nguyễn Hữu Khiển, nguyên Phó Giám đốc Học viện Hành chính. 
Chưa có quy chuẩn đánh giá công chức
Chỉ có 1% công chức không hoàn thành nhiệm vụ, trong khi nền hành chính bị coi là trì trệ. Phải chăng, rất khó để đánh giá điều này?
Đúng thế. Nói là không hoàn thành nhiệm vụ mà không có bản hợp đồng công việc, chỉ lấy cảm tính bằng biểu quyết của tổng kết cuối năm thì liệu đã đủ căn cứ đánh giá? Đáng lẽ một người đánh máy phải đánh 30 trang/ngày nhưng chỉ  giao cho người ta 8 trang thì người ta vẫn hoàn thành nhiệm vụ đấy chứ. Chưa kể, không ít câu trả lời của cán bộ với  người dân như "Đang họp"; "Ông (bà) A, B... chưa đến nên chưa tiếp được"; "Kiểm kê, không tiếp khách" có phải là những người hoàn thành nhiệm vụ? Chúng ta chưa minh định được những cái đó.
Nghĩa là hiện nay, chẳng có quy chuẩn nào để kết luận công chức có hoàn thành nhiệm vụ hay không?
Đúng thế! 
Thế chẳng hóa ra, Bộ "hồ đồ" khi kết luận "1% không hoàn thành nhiệm vụ"?
Bộ vẫn làm đúng đấy chứ. Vì cách hiểu và lấy con số lâu nay của ta nó như thế. Nói thật, một người nhởn nhơ mà lại được cơ quan đánh giá là hoàn thành nhiệm vụ thì liệu họ có "tự giác từ chối" không hay họ đánh giá cao người đánh giá?  
Phải có "cách mạng tuyển dụng"
Vậy theo ông, cần phải dựa vào cái gì để đánh giá cán bộ công chức?
Muốn vậy, phải có một cuộc đổi mới nếu không muốn nói là cuộc cách mạng trong tuyển dụng, xác định biên chế, vị trí công việc. Rồi Chính phủ cũng cần chỉ đạo, đề kỷ cương, chẳng hạn, một năm mà trong đơn vị có tỉ lệ nhất định nào đó không hoàn thành nhiệm vụ thì thủ trưởng sẽ bị chế tài đến mức miễn nhiệm. Nếu có tiêu cực thì cách chức. Nếu Chính phủ quyết tâm làm thì mới hy vọng thay đổi được tình hình nền công vụ trì trệ hiện nay.
Nhưng chẳng lẽ, Bộ Nội vụ không nhìn thấy hay sao mà đến giờ vẫn chưa có cuộc cách mạng ấy?
Cái đấy không thể đơn giản chụp mũ cho người ta được. Có điều, nền công vụ được thiết lập, vận hành không khoa học cho nên công chức kêu lương thấp nhưng người vào công chức vẫn rất đông, và dân thì luôn phàn nàn. Cơ chế dùng người của chúng ta hiện nay có vấn đề về mặt khoa học. Khi không tổ chức lao động khoa học thì bất kỳ con số báo cáo nào cũng không hề đáng tin cậy. Nếu Chính phủ chỉ thị rõ ràng: Bộ Nội vụ muốn đánh giá nền công vụ thì Bộ phải làm trước. Trên cơ sở đó, Bộ có quyền áp đặt, kiểm tra cách thức đánh giá công chức thì khi đó, sự đánh giá mới có cơ sở.
Theo ông thì có thể xử lý 1% không hoàn thành nhiệm vụ mà Bộ đã tổng hợp được và nêu ra, chẳng hạn như cho thôi việc?
Khó đấy. Vì chưa có quy chuẩn nào để đánh giá người ta có hoàn thành nhiệm vụ hay không thì làm sao mà cho nghỉ được.
Chẳng ai phải chịu trách nhiệm cả
Ông có cho rằng, với phát biểu của người đứng đầu chịu trách nhiệm về công tác cán bộ công chức như thế này, hẳn cũng có người vui?
Cũng có thể. Nhưng một nền hành chính trì trệ như thế mà bảo chỉ 1% công chức không hoàn thành nhiệm vụ thì ai mà tin được! Bộ cần báo cáo với Phó Thủ tướng và để "bênh vực" cho 29% còn lại là "công chức chăm chỉ" của mình (trong tổng số khoảng 30% công chức có cũng như không mà Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu ra - PV)!
Với một nền công vụ trì trệ mà cho ra kết quả như thế, liệu cấp cơ sở gửi báo cáo lên Bộ có vô can?
Người ta có làm gì sai đâu vì hướng dẫn chung chung, tiêu chí chung chung (quán triệt đường lối, trung thành với chế độ, đoàn kết...), kết hợp với tâm lý người Việt nữa (nếu anh phê tôi thì tôi phê lại, thế là hòa cả làng) nên mới ra con số báo cáo đó.
Nhưng hẳn cũng phải có người chịu trách nhiệm về việc cho ra được con số khiến "ai mà tin được!" này chứ?
Chẳng ai phải chịu trách nhiệm cả, cũng chẳng xử lý được ai cả vì có quy chuẩn nào đâu mà quy trách nhiệm. Nếu Chính phủ chỉ đạo cụ thể, có chế tài thì nhất định trách nhiệm sẽ tìm được.
Khi một nền công vụ mà kết quả báo cáo bị cho là khác xa thực tế, theo ông thì Bộ Nội vụ có nên đi kiểm tra đột xuất như một số bộ đã làm để có được con số xác thực?
Chẳng cần đâu. Thay vào đó, Bộ nên sớm đưa ra mô tả công việc gắn chặt với biên chế. Từ đó mà đề ra chuẩn báo cáo thì sẽ xác thực con số được thôi. 
Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!
"Bây giờ, ngay trong quy định mỗi bộ không được quá 4 thứ trưởng, trừ trường hợp bộ quản lý nhà nước nhiều ngành, lĩnh vực lớn, quan trọng, phức tạp, số lượng thứ trưởng có thể nhiều hơn bốn người do Thủ tướng quyết định. Thế nhưng, thế nào là "lĩnh vực lớn, quan trọng, phức tạp"? Tính pháp quyền không cao là vậy, khi điều hành nói một đằng, thực tế làm một nẻo nên hầu hết các bộ có nhiều hơn 4 thứ trưởng là bình thường".

Khó cấm công chức “ăn cắp giờ” đi lễ chùa

Khó cấm công chức “ăn cắp giờ” đi lễ chùa
Chẳng ai kiểm tra được

Ngày 16/2, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã ban hành văn bản đôn đốc việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2013 và thực hiện năm kỷ cương hành chính sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Theo đó sẽ kiểm tra giám sát việc thực hiện kỷ luật công vụ, nghiêm cấm và xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ, công chức, tập thể cơ quan, đơn vị sử dụng xe công đi lễ hội, tổ chức đi lễ trong giờ làm việc. Theo ông vì sao lại phải có quy định này?

Lương thấp thế sao công chức vẫn sống được!

Lương thấp thế sao công chức vẫn sống được!

Ủy ban Các vấn đề xã hội vừa gửi báo cáo tới các đại biểu Quốc hội liên quan đến kết quả thực hiện Nghị quyết về y tế, lương thưởng, giải quyết việc làm. Theo đó, mức lương tối thiểu cho khu vực công năm 2012 chỉ đáp ứng 38,4% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động.

Người ta vẫn sống đàng hoàng đấy thôi!

Chuyện trùm giang hồ Dung “Hà” cứu người tình tử tù

Dung “Hà” tên thật là Vũ Thị Kim Dung, SN 1956, ở phố Trạng Trình, quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng, được coi là “bà trùm” đầu tiên trong “lịch sử tội phạm” đất Cảng.

Chuyện trùm giang hồ Dung “Hà” cứu người tình tử tù

Khi Dung đã chết bởi giang hồ thì ảnh hưởng của cô với lứa “giang hồ kế cận” xứ Cảng vẫn đậm chất liêu trai. Cuộc đời và quá trình phạm tội của người đàn bà giang hồ đã chết này, đến nay vẫn có những tranh cãi nhất định.

Tin mới